xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ái Vân - chợt ngoái về ký ức

Nguyễn Thụy Kha

Ý nghĩa của ký ức mà Ái Vân chợt ngoái về còn thăm thẳm hơn khi chọn hát Bà rằng bà rí (dân ca Phú Thọ) và Dạ cổ hoài lang của nghệ sĩ Cao Văn Lầu. Miền thăm thẳm ký ức ấy chắc sẽ được nhiều người cảm thông, chia sẻ

Khi nghe đầu dây từ California một giọng nữ vang lên: “Anh Kha à? Em Vân đây...”, bỗng thấy buổi sáng thứ bảy ở Hà Nội chợt se lạnh hơn, chợt như buổi sáng rất xa xưa của những mùa xuân ký ức. Ngày ấy tất cả đều nghèo song sao mà vô tư và yêu đời đến vậy. Đấy là những ngày của 30 năm trước. Những người lính bỗng nghe thấy một giai điệu thúc giục từ một nữ ca sĩ có gương mặt đẹp như thiên thần: “Hãy cho tôi lên đường về miền biên cương...”. Sau giai điệu của Hoàng Hiệp, lại đến tha thiết “Lê na Bê li cô va- Lê na Bê li cô va” của Phạm Thế Mỹ và thật sâu lắng là Đêm nay anh ở đâu của Phan Huỳnh Điểu. Nữ ca sĩ đó chính là Ái Vân. Những ngày ấy, hình ảnh của nữ diễn viên Ái Vân trong phim Chị Nhung, một thời, đã được người lính cắt vuông vắn bỏ túi áo ngực, rồi vượt Trường Sơn - một ca sĩ đầy quyền năng của sắc đẹp và giọng ca dịu dàng.

img

Bao người lính ngày trước đã từng giữ ảnh Ái Vân trong túi, rồi đành phải rời xa tấm ảnh trong cơn đói để đổi lấy một chú gà bản cho tiểu đội có một bữa cải thiện, thì giờ đây lại được chính giọng ca Ái Vân thúc giục lên đường. Cứ thế, những năm tháng đó, giọng hát Ái Vân bắt đầu loang vào đời sống như một làn hương thanh lịch của hoa Hà Nội.


Là con gái nghệ sĩ nhân dân Ái Liên - nữ ca sĩ đầu tiên thu đĩa BéKa những giai điệu thời tân nhạc - Ái Vân và em gái Ái Xuân đã nhập vào nghiệp cầm ca như sự nối dài truyền thống gia đình. Giọng hát Ái Vân tuy không mạnh mẽ nhưng với vóc dáng kiêu sa, vẻ đẹp cùng sự thanh mảnh và mong manh ấy lại trở thành cá tính sáng tạo riêng thật khó quên. Giống như mẹ, Ái Vân thành danh từ sớm ở trong nước. Đến năm 1981 Ái Vân đoạt giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Liên hoan Nhạc nhẹ quốc tế ở Dresden (Cộng hòa Dân chủ Đức- trước đây) với Bài ca xây dựng của Hoàng Vân. Sau giải thưởng này, Ái Vân càng có duyên khi hát Triệu đóa hoa hồng - một bài hát mà danh ca Alla Pugachova đã hát rất hay. Ngày ấy, người nghe thật đắm mê khi Ái Vân cất tiếng: “Tặng một đại dương hoa hồng thắm- cho nàng ca sĩ anh yêu thầm...”. Nhờ thế, Triệu đóa hoa hồng qua giọng hát Ái Vân đã vang lên trong Tuần Văn hóa Việt Nam, năm 1985, tại Moscow.


Nhưng ở đời, không ai có thể lường trước được những gì sẽ xảy ra. Giữa lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao trong nước, Ái Vân đột nhiên xa xứ trong nỗi luyến tiếc của nhiều người. Với cái nhìn thoáng rộng của hôm nay, mới thấy thông cảm cho một tài năng đã bị lĩnh án tử thần của căn bệnh ung thư. Một cuộc chiến đấu âm thầm chống lại án tử thần đã diễn ra gần 10 năm. Và cuối cùng, lòng yêu cuộc sống, yêu ca hát đã giúp Ái Vân chiến thắng, đưa Ái Vân trở lại với dòng đời tấp nập.


Điều đầu tiên, dù đã ở tuổi 55 - Ái Vân nghĩ tới là phải làm một DVD tự sự về cuộc đời ca hát thăng trầm và éo le của mình. Cũng sau 19 tháng vất vả cùng kíp làm phim, DVD Hoa hồng ký ức do chính Ái Vân viết kịch bản và độc thoại tự sự vừa ra mắt công chúng vào ngày 28-2 vừa qua - ngày mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nếu còn sống thì đã bước vào tuổi thất thập. Cũng thật tình cờ là trong DVD này, bài hát đầu tiên Ái Vân chọn thể hiện là Nhớ mùa thu Hà Nội. Bài hát này được Trịnh Công Sơn viết xong từ mùa thu 1984, mà Ái Vân đã từng nghe anh hát trong dịp cũng tham dự Tuần Văn hóa Việt Nam, tại Moscow, năm 1985. Nhưng đến hôm nay, Ái Vân cảm thấy như đó là tiếng lòng của mình khi trở về Hà Nội. Những lời tự sự đầy chất thơ đã nâng bước chân người ly hương trở về đất mẹ. Sau những nhung nhớ Hà Nội, DVD đã giới thiệu ngay Triệu đóa hoa hồng - bài hát đã cùng Ái Vân cất cánh bay khắp tinh cầu đến với những cộng đồng người Việt xa xứ. Cũng không phải vô tình mà Ái Vân chọn bài hát Ngậm ngùi của Phạm Duy, phổ thơ Huy Cận đưa vào DVD này. Nỗi ngậm ngùi kiếp người cứ bảng lảng trong giai điệu, trong tâm tư chẳng bao giờ tắt lụi.


Ý nghĩa của ký ức mà Ái Vân chợt ngoái về còn thăm thẳm hơn khi chọn hát Bà rằng bà rí (dân ca Phú Thọ) và Dạ cổ hoài lang của nghệ sĩ Cao Văn Lầu, thăm thẳm ký ức ấy chắc sẽ được nhiều người cảm thông, chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo