Chuyện phim phản ánh thân phận phụ nữ Việt Nam sau chiến tranh do chính đạo diễn Đặng Nhật Minh viết kịch bản. Đây cũng là bộ phim do Lê Vân đóng vai chính (Duyên) đã tạo nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người xem. Nỗi đau và thân phận của phụ nữ Việt Nam được đạo diễn đẩy lên thành kịch tính trong bộ phim được quay bằng chiếc máy quay phim cũ kỹ, lạc hậu. Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp tâm hồn thầm kín, cao cả, hy sinh đã được thể hiện thành công trong Bao giờ cho đến tháng mười và tự bao giờ bộ phim được công chúng yêu điện ảnh công nhận là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt. Bao giờ cho đến tháng mười còn nhận được nhiều giải thưởng như Bông sen vàng LHP Việt Nam lần 7 năm 1985, Giải đặc biệt tại LHP quốc tế châu Á-Thái Bình Dương năm 1989, bằng khen của Ủy ban bảo vệ hòa bình tại LHP quốc tế Moscow 1985 và giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo tại LHP quốc tế Hawaii năm 1985.
Poster phim Bao giờ cho đến tháng 10 - Ảnh: T.L |
Cùng xếp vào danh sách còn có các phim của Trung Quốc như Shower (Nhà tắm công cộng) của đạo diễn Trương Dương, In the mood for love (Tâm trạng khi yêu) của đạo diễn Vương Gia Vệ, To live (Phải sống) của Trương Nghệ Mưu, Internal affairs (Vô gian đạo) của đạo diễn Lưu Vỹ Cường và Mạch Thiệu Huy, Still life (Người tốt ở Tam Hiệp) đạo diễn Giả Chương Kha. Tiếp theo là Nhật Bản với 3 phim: Shall we dansu? (đạo diễn Masayuki Suo), Ikiru (Akira Kurosawa), The ballad of Narayawa (Keisuke Kinoshita). Hàn Quốc và New Zealand mỗi nước được 2 phim trong đó Hàn Quốc được biết đến nhiều qua phim The host (Quái vật sông Hàn). Các quốc gia và vùng lãnh thổ góp mặt mỗi nơi 1 phim: Ấn Độ là Mother India, Thái Lan: Syndromes and a century, Philippines: Himala, Đài Loan: King Hu và Iran: Gabbeh của đạo diễn Mohsen Makhmalbaf.
Bình luận (0)