Nhà thơ - họa sĩ Văn Thao xuất hiện trên sân khấu, hát chung với nhóm "ngũ lão" - các ca sĩ Quang Huy, Hoàng Chè, Mạnh Tuấn, Thanh Vinh và NSND Quang Thọ - ca khúc "Tiến về Hà Nội"
Về bài hát “Tiến quân ca”, nhà thơ - họa sĩ Văn Thao kể lại câu chuyện xúc động hồi năm 1944, sau khi nhạc sĩ Văn Cao sáng tác xong và in trên báo Văn nghệ rồi được biểu diễn ở nhiều nơi, vào ngày 16/8/1945, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi được Bác Hồ giao nhiệm vụ và đã chọn lên 3 bài: “Diệt phát xít”, “Tiến quân ca” và “Chiến sĩ Việt Minh”. Sau khi nghe xong, Bác nhận xét rằng bài “Diệt phát xít” thì hay, ngắn gọn, dễ thuộc nhưng chủ nghĩa phát-xít đã qua rồi cho nên nếu lấy bài đó làm quốc ca thì không hợp lắm. Bài “Chiến sĩ Việt Minh” cũng rất hay nhưng nếu chọn bài này thì hơi khó hát, lại dài, nhân dân đứng chào cờ sẽ bị mỏi chân. Thế nên Bác chọn bài “Tiến quân ca” trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Sau đó Đại hội quốc dân đồng bào đã thông qua bài hát và chọn “Tiến quân ca” là quốc ca.
Nhóm hát trình bày ca khúc "Làng tôi"
NSND Quang Thọ giữ vị trí độc tôn không thể thay thế đối với trường ca "Sông Lô"
Một bí mật đã khiến cả khán phòng ồ lên ngạc nhiên và thú vị, trong đó có cả những người bạn rất thân thiết của gia đình nhưng cũng phải thú nhận là họ chưa từng được nghe, đó là trong trường ca “Sông Lô”, có một đoạn nhạc sĩ Văn Cao đã đưa thêm một ca khúc khác vào mà rất ít người có thể phát hiện. Sau khi đưa tiết tấu gõ ván thuyền sôi động vào đoạn “Vui hát ca hòa vui hát ca hòa dân buông lưới, Phan Lương vui bóng thuyền…” thì đến đoạn “sông quanh co xuôi về hòa nhịp cùng với xuôi”, thế là chợt hình ảnh quê hương ông với “làng tôi xanh bóng tre” lại hiện ra rõ mồn một trước mắt; vậy là nhạc sĩ đã viết “dòng sông Lô trôi” với chính đoạn giai điệu của “Làng tôi”.
Ca sĩ Ánh Tuyết bên cạnh bó hoa tươi thắm do phu nhân của nhạc sĩ Văn Cao gửi tặng
Bình luận (0)