xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ bê nghệ thuật: Làm nghệ thuật tử tế rất khó!

Thùy Trang

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nói rằng nếu khán giả có được một nền tảng thưởng thức nghệ thuật cơ bản, tin chắc mọi thứ không hỗn độn như bây giờ

Sau hơn 1 năm ra mắt, chương trình Không gian âm nhạc - một không gian đậm chất nghệ thuật - đã đóng cửa vì không còn tài trợ. Trong khi đó, chương trình In the spotlight được giới chuyên môn đánh giá cao nhất định không đưa vào diễn ở TP HCM vì theo nhà tổ chức: “Khán giả Sài Gòn cần nhiều hơn ở một chương trình chỉ nghe thuần túy âm nhạc như thế này”. Ngoài ra, Cầm tay mùa hè, Điều còn mãi, Cửa sổ âm nhạc… đều là những chương trình được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng khán giả thường không đông.

Thiếu công chúng âm nhạc thật sự

Nhạc sĩ Dương Thụ lý giải: “Chúng ta chưa có công chúng âm nhạc thật sự. Đến với các chương trình ca nhạc hiện nay, phần đông khán giả “nghe” thì ít mà “xem” thì nhiều”. Theo nhạc sĩ Dương Thụ, khán giả đến với các chương trình ca nhạc là để giải trí chứ không phải thưởng thức các giá trị nghệ thuật và chia sẻ cảm hứng sáng tạo với nghệ sĩ. Nhạc sĩ Trần Tiến từng nói: “Mình đưa cho công chúng cái gì, họ sẽ nghe cái đấy thôi”. Điều đó có lẽ không còn đúng với bây giờ. “Làm nghệ thuật tử tế ở nước ta rất khó. Chỉ làm được khi có sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, những nhà hảo tâm tài trợ vì muốn đóng góp một chút gì đó cho tương lai nghệ thuật nước nhà” - nhạc sĩ Dương Thụ nhận định.

Ca sĩ Hồ Ngọc Hà trong live show kỷ niệm 10 năm ca hát của mình diễn ra tại TP HCM, chương trình được đánh giá đậm chất nghệ thuật Ảnh: Khôi Nguyên
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà trong live show kỷ niệm 10 năm ca hát của mình diễn ra tại TP HCM, chương trình được đánh giá đậm chất nghệ thuật
Ảnh: Khôi Nguyên

Theo nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, suy cho cùng, muốn sống được, nghệ sĩ buộc phải chạy theo nhu cầu giải trí của khán giả. Vậy nên nếu khán giả có được một nền tảng thưởng thức nghệ thuật cơ bản, tin chắc mọi thứ không hỗn độn như bây giờ.

Chạy theo nhu cầu dễ dãi

Hãy cứu lấy nghệ thuật khi còn có thể vì đó là yêu cầu bức thiết. Đó là lời kêu gọi của nhạc sĩ Dương Thụ và nhận được rất nhiều sự đồng tình của những người làm nghề. Bên cạnh những người vẫn âm thầm mang đến các chương trình ca nhạc chất lượng dù phải lấy tiền ở công việc khác để nuôi khát vọng góp phần làm sạch môi trường nghệ thuật Việt Nam như cách mà nhạc sĩ Hồng Kiên, Quốc Trung.. đang làm hay như Đức Trí, Thanh Bùi... đang nỗ lực trong công việc giáo dục âm nhạc thì không thiếu những người vẫn chạy theo nhu cầu giải trí dễ dãi của công chúng. Không ít ca khúc “rác” ra đời do chính những nhạc sĩ viết theo đơn đặt hàng của ca sĩ. Những bản hòa âm vội vàng, thậm chí “mượn” của nước ngoài xuất hiện nhan nhản. Nhiều nhạc sĩ còn chia sẻ cho nhau kinh nghiệm “chỉ cần đảo hợp âm đi một chút là chẳng ai nhận ra”.

Ở bất cứ nghề gì, tìm tòi sáng tạo luôn là tôn chỉ hàng đầu và nghệ thuật lại càng phải đề cao tôn chỉ ấy. “Những đổ thừa cho hoàn cảnh thiếu thốn, sơ khai của thị trường nhạc Việt thực chất chỉ là sự bao biện cho tư duy nghèo nàn, lười biếng và thiếu tự trọng của người làm nghề” - một nhạc sĩ khẳng định.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 2-12

Phải cố chiều lòng khán giả

Những biến đổi chóng mặt của thị trường giải trí khiến nhiều nghệ sĩ vốn đã là ngôi sao cũng nhảy vào cuộc chơi mua vui với lý lẽ: “Hợp thời”. Tuy nhiên, hiệu ứng mang lại thường trái ngược với điều họ nghĩ trước đó.

Thực tế, các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình thực tế chỉ nhắm đến yếu tố lợi nhuận nên mời được thật nhiều gương mặt tên tuổi tham gia càng tốt. Lợi ích quảng bá mang lại cho nghệ sĩ từ truyền hình là điều không thể phủ nhận nên từ chối những cuộc chơi này không phải là việc dễ. Và khi vào những sân chơi này, ít nhiều nghệ sĩ sẽ phải tuân thủ những quy định chung của chương trình vì mục đích thu hút người xem, cho dù phải diễn đủ chiêu trò với những câu chuyện được xây dựng hơi quá đà, những chuyện hậu trường được cố tình dựng lên để làm nổi bật. Nói chung, họ nằm trong khuôn khổ sắp xếp do ban tổ chức tạo ra những thứ mà khán giả thích. Ngay cả những người làm chương trình cũng cảm thấy mình quá lố nhưng vì các chương trình ra đời với mục đích phục vụ công chúng số đông và khi một chương trình nào đó đi ngược lại với mục tiêu này sẽ có nguy cơ đối mặt với sự quay lưng của khán giả nên phải cố chiều lòng họ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo