xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ phim Bẫy tình và ba người bạn

Cát Vũ

Bộ phim truyện video Bẫy tình của Hãng Việt Phim vừa được hoàn thành và trình chiếu ra mắt giới truyền thông trong tuần qua là kết quả của cuộc hội ngộ thú vị giữa ba người bạn đồng môn

Đó là nhà doanh nghiệp Việt kiều Hoàng Ngọc Phan, đạo diễn Lê Cung Bắc và nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân. Cả ba đều theo học, tốt nghiệp cử nhân tại Viện Đại học Đà Lạt trước 1975 và cùng chọn Sài Gòn làm nơi phát triển sự nghiệp. Người lớn tuổi nhất là Hoàng Ngọc Phan, sau một thời gian làm báo, đã đi định cư ở nước ngoài với lời hứa, nếu công thành danh toại sẽ trở về xây dựng đất nước. Giữ lời hứa, vào đầu những năm của thập kỷ 90, anh đã trở về VN, bỏ tiền xây dựng hệ thống Trường Đào tạo Việt - Mỹ mà vừa qua, ngày 5-1-2005, đã kỷ niệm năm năm thành lập. Trường Việt - Mỹ của anh đến nay đã

. Phát hành:

Bộ phim Bẫy tình (2 tập) sẽ được Hãng Việt Phim liên kết với hãng phim Phương Nam phát hành trên toàn quốc dưới dạng DVD vào dịp Tết Ất Dậu 2005 và sau đó sẽ được bán rộng rãi ở thị trường nước ngoài

mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong nước với 20 cơ sở, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó có “thần đồng” Nam Anh, 8 tuổi, đã đoạt ba chứng chỉ cao cấp về Anh ngữ, từng được các cơ quan truyền thông giới thiệu. Đạo diễn Lê Cung Bắc, bạn thân của Hoàng Ngọc Phan, vốn là người đã từng cùng với Phạm Thùy Nhân khai sinh nhóm kịch Thụ Nhân nổi tiếng một thời trong giới sinh viên Đà Lạt vào những năm đầu thập kỷ 70. Sau năm 1975, cả hai đã lại gặp nhau trong môi trường điện ảnh. Họ đã cùng bắt đầu sự nghiệp điện ảnh bằng một vai nhỏ trong bộ phim truyện nhựa Pho tượng của đạo diễn Lê Dân: Phạm Thùy Nhân vai anh bộ đội Cụ Hồ và Lê Cung Bắc vai người lính cộng hòa phản chiến. Phạm Thùy Nhân, sau khi làm phó đạo diễn cho một số phim, đã chọn theo hẳn nghề biên kịch và Lê Cung Bắc, đã đóng hàng trăm vai trước khi trở thành đạo diễn.

Một cây làm chẳng nên non...

Sau khi thành công vững vàng với hệ thống trường đào tạo tiếng Anh, Hoàng Ngọc Phan cho rằng đã đến lúc có thể thực hiện ước mơ từ thuở nhỏ của mình là đưa những tác phẩm văn học có giá trị của nước nhà lên màn ảnh. Ý tưởng này của anh đã như dòng nước mát, tiếp thêm môi trường thuận lợi cho hai “con cá” Phạm Thùy Nhân và Lê Cung Bắc thỏa sức sáng tạo. Họ đã gặp nhau trong lý tưởng đóng góp cho nền điện ảnh VN.

Vũ Trọng Phụng là nhà văn được chọn lựa đầu tiên của “bộ ba” bởi hầu hết những tác phẩm của ông đều phản ánh hiện thực xã hội một cách chân thật và sâu sắc. Với một cuộc đời rất ngắn (27 năm) và với quãng thời gian sáng tác không dài (6 năm), ông đã để lại chín cuốn tiểu thuyết cùng nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch và đặc biệt là phóng sự (ông vua phóng sự). Trong số đó, tiểu thuyết Làm đĩ (1936) và phóng sự Lục xì (nhà thương thí) đã được nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân chọn làm chất liệu cho kịch bản phim Bẫy tình. Đã từng thành công trong việc liên kết các tác phẩm văn học riêng biệt, rời rạc thành một kịch bản phim hoàn chỉnh, liền lạc như Sương gió biên thùy (nối kết Kồn Trô và Sương gió biên thùy của Lý Văn Sâm), Một thời ngang dọc (nối kết các nhân vật trong tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam), lần này, Phạm Thùy Nhân đã nhào nặn rất khéo những dữ kiện từ tiểu thuyết Làm đĩ và phóng sự Lục xì, vẽ nên một Bẫy tình, với những đường nét u uất về thân phận không may của một cô gái trong bối cảnh xã hội giao thời nhập nhằng trước cái cũ, cái mới trong cách sống. Nếu như ở tiểu thuyết Làm đĩ, nhân vật Huyền của Vũ Trọng Phụng là hiện thân của người con gái vô phước sinh ra và lớn lên trong một gia đình thiếu nề nếp, cha mẹ không là tấm gương sáng cho con cái nên Huyền bị sa ngã vào chốn ăn chơi thì ở Bẫy tình, những nhà làm phim đã trau chuốt cho Huyền một vẻ đài các, thanh lịch hơn. Chỉ vì gặp một người chồng bệnh hoạn nên người vợ đã không cưỡng lại được sức quyến rũ của một người đàn ông khác. Rồi chỉ vì rơi vào những bẫy tình của kẻ trăng hoa nên người đàn bà đã không còn con đường để quay về. Việc hư cấu thêm nhân vật Trọng (ngầm hiểu là Vũ Trọng Phụng) với mối tình đầu của anh dành cho Huyền đã làm cho cốt truyện trở nên lãng mạn và nhân ái hơn.

Người bước ra từ trong chữ

Bẫy tình đã bộc lộ khá rõ sự hạn chế trong đường đi của ống kính máy quay. Các góc máy đã bị tù túng trong những không gian chật hẹp có lẽ do kinh phí không cho phép dựng những bối cảnh riêng. Đây là điều khó khăn mà bất cứ ai khi làm phim về đề tài xưa cũng đều gặp phải. Nhưng những gì “trong tầm tay”, đạo diễn Lê Cung Bắc cũng đã cố gắng thể hiện được “màu” của bộ phim, một màu xám u uẩn, lặng lẽ, không mạnh mẽ khốc liệt, nhưng nỗi đau như cơn mưa dầm thấm đất, nhẹ nhàng mà day dứt. Nếu như bớt đi cách cười đùa giỡn gây ít nhiều phản cảm trong những cảnh tắm tập thể của các cô gái ăn sương thì bộ phim sẽ có được một “màu” xuyên suốt hơn. Hầu hết các diễn viên được chọn đều hợp vai. Huyền của Thanh Mai nhìn thật mỏng manh, đáng thương nhưng chỉ tiếc là Thanh Mai trên màn hình không trẻ đẹp như con người thật ở ngoài đời. Đã lâu mới trở lại trường quay mà có được một Huyền như vậy cũng là đáng khen. Từng người trong dàn diễn viên nam với Trương Minh Quốc Thái (Tân), Hoàng Phúc (Trọng), Mai Sơn Lâm (Kim), Việt Hùng (Lưu), Phương Bằng (Quý)... dẫu không nhiều đất diễn vẫn tạo được nét riêng. Âm nhạc của Bảo Phúc như có một thân phận đau xót đồng cảm với Huyền.

Bẫy tình là hoa trái đầu tiên được sinh ra từ tình bạn thâm giao của ba người đồng môn. Ước nguyện của họ là sẽ tiếp tục đi tới tương lai bằng nhiều bộ phim dựa trên gia tài phong phú của nền văn học nước nhà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo