xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bức tranh khổng lồ gần 100 tuổi hồi sinh

THẢO CHI

Ngày 15-5 vừa qua, bản phục dựng bức tranh tường lớn nhất Việt Nam của họa sĩ người Pháp Victor Tardieu đã ra mắt công chúng tại giảng đường lớn Đại học Đông Dương cũ (19 Lê Thánh Tông, Hà Nội), nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập ngôi trường này. Người đảm nhận nhiệm vụ “tái sinh” bức tranh khổng lồ này là họa sĩ Hoàng Hưng

Bức tranh tường khổng lồ gần một thế kỷ trước

Trong ký ức của nhiều người, đầu những năm 30 của thế kỷ 20, trên vòm trước của giảng đường chính Đại học Đông Dương có một bức tranh tường khổng lồ mô tả cảnh sinh hoạt của cư dân Hà Nội thời bấy giờ. Tác giả của bức tranh là họa sĩ Victor Tardieu, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, người đã sang Việt Nam từ năm 1921 và qua đời tại đây vào năm 1937. Đó là một bức tranh rộng 77 m2, vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên toan, được V. Tardieu thực hiện trong suốt 6 năm trời. Theo đánh giá của giới chuyên môn cùng thời, bức tranh là sự hoàn hảo của kỹ thuật phương Tây thời đó, nhưng lại thể hiện rõ văn hóa phương Đông. Tâm điểm của bức tranh - chiếc cổng tam quan với cây hoa đại bên cạnh và cây cổ thụ phía sau - là một hình ảnh rất tiêu biểu cho đất nước Việt Nam. Với gần 200 nhân vật thuộc nhiều thành phần khác nhau, có cả người Việt và người Pháp, bức tranh như một xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 được thu nhỏ. Đặc biệt, bức tranh tập trung đề cao việc học – không chỉ bằng câu đối viết bằng chữ Nho trên cổng tam quan: Nhân tài quốc gia chi nguyên khí/Đại học giáo hóa chi bản nguyên (Nhân tài là nguyên khí quốc gia/Đại học là gốc của giáo hóa) mà còn bằng hình tượng Allegorie du Progrès – bà mẹ của trí tuệ, tay cầm sách, hướng mọi người đến tri thức.

Qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, tác phẩm hoành tráng, ý nghĩa này đã bị dỡ bỏ từ nhiều chục năm trước. Đến năm 2006 này, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đại học Đông Dương, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định cho phục dựng lại bức tranh với sự đồng ý của cháu nội cố họa sĩ Victor Tardieu, bà Alix Turolla Tardieu.

Tái hiện điều đã mất

Người được “chọn mặt gửi vàng” cho việc phục dựng tác phẩm của Victor Tardieu là họa sĩ Hoàng Hưng, một người có chức danh chuyên môn... chẳng liên quan gì đến hội họa: Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Hà Nội. Tuy không hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp, nhưng hội họa luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời người cháu ruột của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn này. Năm 2005, ông đã có cuộc triển lãm tranh cá nhân Đất và người Tràng An tại Hà Nội và TPHCM. Ngoài bức Ô Quan Chưởng được chọn treo tại trụ sở của UNESCO ở Pháp, Hoàng Hưng còn là tác giả của nhiều bức tranh, phù điêu được trưng bày, đặt tại UBND TP Hà Nội, Sân vận động Mỹ Đình, Cung Thể thao Quần Ngựa... Trong các chuyến công tác tới các nước Pháp, Đức..., bao giờ ông cũng tìm đến các bảo tàng mỹ thuật, tìm hiểu, chụp lại các tác phẩm, đặc biệt là các bức tranh tường ở nơi đây. Những việc đó, ông làm chỉ đơn giản là vì thích, không ngờ chính ông lại có duyên với việc phục dựng bức tranh tường lớn nhất Việt Nam của cố họa sĩ Victor Tardieu.

Bắt tay vào phục dựng bức tranh, họa sĩ Hoàng Hưng chỉ có bức ảnh chụp lại tác phẩm do người cháu nội của Victor Tardieu cung cấp. Nhưng đó chỉ là một bức ảnh đen trắng, vì thời ấy chưa có ảnh màu. Để “rập khuôn” các chi tiết trong ảnh không phải quá khó, dù khi phóng ra khổ to để nghiên cứu, tấm ảnh bị rạn, vỡ rất nhiều, thậm chí Hoàng Hưng phải dùng đến cả kính hiển vi để đọc được dòng câu đối trên cổng tam quan; cái khó nhất chính là ở màu sắc. Không biết một chút gì về các gam màu mà Victor Tarieu đã sử dụng trong tác phẩm, Hoàng Hưng phải tự mày mò, tìm kiếm những người từng được chiêm ngưỡng bức tranh nguyên gốc, nhờ họ miêu tả lại, tìm xem tác phẩm nguyên bản của Victor Tarieu, nghiên cứu “gu” sử dụng màu của ông... Một áp lực nữa đối với họa sĩ Hoàng Hưng, đây là phục dựng tranh của một bậc thầy, phải làm sao để thể hiện được cái “hồn” của tác phẩm. Vì thế, ông không cho phép mình được lơ là, thiếu cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ nhất.

Trong thời gian hạn định là 3 tháng, Hoàng Hưng và các cộng sự của mình đã phải làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

Những vất vả của họa sĩ Hoàng Hưng đã được đền bù xứng đáng. Trong buổi nghiệm thu công trình, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, người từng được chiêm ngưỡng bức tranh nguyên gốc của Victor Tardieu, đã đánh giá cao sự lao động nghiêm túc của họa sĩ Hoàng Hưng. Bà bà Alix Turolla Tardieu, cháu nội của Victor Tardieu, cũng nhận xét: Bức tranh rất giống với một Hà Nội mà bà vẫn hình dung qua những kỷ niệm, hồi ức mà ông nội bà để lại.

img
Bà Alix Turolla Tardieu, cháu nội của họa sĩ V. Tardieu

Đến Hà Nội vào những ngày chớm hè nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đại học Đông Dương, bà Alix Turolla Tardieu, cháu nội của họa sĩ V. Tardieu rất sung sướng và tự hào khi những tác phẩm của ông nội và cha mình, nhà văn Jean Tardieu (con trai của họa sĩ V. Tardieu, đều được đánh giá cao và yêu thích. Cuốn Thư Hà Nội của Jean Tardieu viết cho hai người bạn thân Roger Martin Du Gard (giải Nobel Văn học) và Jacques Heurgon là bức tranh phong phú, đầy màu sắc về xã hội Hà Nội những năm 1930. Jean Tardieu từng nhận giải thưởng lớn về thơ của Viện Hàn lâm Pháp năm 1972 và giải thưởng quốc gia về văn học năm 1993.

Bà Alix Turolla Tardieu cho biết những nhân vật trong tranh được ông nội bà lấy mẫu từ những người đương thời như kiến trúc sư Paul Doumer, họa sĩ Nam Sơn, người cùng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Bản thân họa sĩ và con trai ông cũng góp mặt trong bức tranh lớn này. Giọng run run xúc động, bà hồi tưởng lại thời thơ ấu, bà thường được nghe mẹ kể về bức tranh tường có một không hai của ông nội. Ông đã trở thành thần tượng cho những giấc mơ của bà. Bản thân cha bà cũng muốn tặng nhiều bức tranh của ông cho những người bạn Việt Nam, trong đó có bức Thiếu nữ Hà Nội, được lấy làm bìa cho cuốn Thư Hà Nội. Kiệt tác này đã bị cháy cùng nhiều phác thảo và ký họa trong vụ hỏa họan tại ngôi nhà lưu giữ tác phẩm của ông ở Paris nhiều năm về trước.

Cho đến nay, ý nghĩa thực sự của bức tranh vẫn là một ẩn số. Theo phỏng đoán của bà Alix Turolla Tardieu, ý nghĩa của nó nằm trong dòng chữ latinh viết trên tranh nhưng đã bị mất một số từ. Dòng chữ đó là “Trường Đại học mẹ vĩ đại của học vấn đã mang lại cho chúng ta Nhân phẩm, Tự do và... (từ bị mất). Còn theo họa sĩ Hoàng Hưng, ý nghĩa của bức tranh lại nằm trong bức hoành phi bằng chữ Hán: “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí/Đại học giáo hóa chi bản nguyên”. Chắc chắn nó mang ý nghĩa chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Ông cho biết sắp tới, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ gắn biển trước cổng trường cho bức tranh nhưng tên chính thức của nó vẫn còn là một dấu hỏi.

Phương Thảo

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo