xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bùng nổ game show vận động trường

Thùy Trang

Dòng chảy game show truyền hình vận động được kỳ vọng trở thành một vệt mới, đủ sức đáp ứng nhu cầu giải trí phong phú hơn trên sóng truyền hình của khán giả

Những trò chơi mạo hiểm, với mức giải thưởng kỷ lục - 800 triệu đồng, game show “Không giới hạn - Sasuke Việt Nam” (được mua bản quyền từ chương trình “Sasuke Nhật Bản” và rất quen thuộc với khán giả Việt Nam qua chương trình “American Ninja Warrior” phát sóng hằng tuần trên kênh truyền hình cáp AXN) gây chú ý đối với khán giả khi lên sóng VTV3.

Cuộc chơi lớn

16 tỉ đồng là số tiền đầu tư để sản xuất chương trình “Sasuke Việt Nam” - theo thông tin từ đơn vị sản xuất chương trình (Đài Truyền hình Việt Nam). Cũng như chương trình vận động khác, “Không giới hạn - Sasuke Việt Nam” (tập đầu tiên đã lên sóng vào ngày 18-6 trên VTV3) là trò chơi vận động đòi hỏi người chơi phải có thể lực tốt và tinh thần kiên cường. Với sân khấu được dàn dựng ngoài trời và trong nhà theo mô hình chắp nối các chướng ngại vật, người chơi buộc phải vượt qua các thử thách mạo hiểm để có thể giành chiến thắng. Giải thưởng tiền mặt trị giá 800 triệu đồng, theo ban tổ chức, là giải thưởng có giá trị cao từ trước đến nay đối với một chương trình truyền hình do riêng Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất.

 

Những khoảnh khắc ấn tượng của “Sasuke Việt Nam” (Ảnh do VTV3 cung cấp)
Những khoảnh khắc ấn tượng của “Sasuke Việt Nam” (Ảnh do VTV3 cung cấp)

 

Những năm gần đây, truyền hình Việt phát triển mạnh mẽ với sự bùng nổ của game show lẫn chương trình thực tế. Trong vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt của chương trình truyền hình giải trí, trò chơi thử thách lòng dũng cảm, gan dạ, thậm chí bắt người chơi đấu tranh để sinh tồn là một trong những cách làm mới. Và những game show vận động trường ra đời để kéo khán giả. Thực tế, trước “Sasuke Việt Nam”, “Cuộc đua kỳ thú” (bản quyền phiên bản Việt của “The amazing race” nổi tiếng trên thế giới) được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình vận động trường có sức hút đối với khán giả truyền hình bởi yếu tố gay cấn, mạo hiểm và cả yếu tố “kinh dị”. Dù đã được làm “mềm mại” đi khá nhiều bởi yếu tố nghệ sĩ và những câu chuyện hậu trường thay vì khai thác vấn đề thể lực, trí lực đúng nghĩa như phiên bản gốc nhưng “The amazing race” Việt cũng được công chúng đón nhận, đến nay đã là mùa thứ ba.

Thừa thắng xông lên, đơn vị sản xuất “The amazing race” Việt cho ra mắt chương trình vận động trường thuần Việt mang tên “Phái mạnh Việt”. Ở đó là cuộc tranh giành ngôi vị cao nhất của 10 chàng trai đại diện cho hình ảnh nam giới Việt Nam hiện đại, có sức khỏe, trí tuệ, bản lĩnh... Điều đó thể hiện qua những hoạt động đòi hỏi vừa có sức vừa có trí để vượt qua thử thách. Giới sản xuất khẳng định “những game show hành động sẽ bùng nổ như một xu hướng toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ”. Điều đó lý giải những chương trình vận động trường (mua bản quyền từ các nước hay bản quyền Việt Nam) ra mắt khá nhiều thời gian gần đây, như: “Cuộc đua kỳ thú”, “Sasuke Việt Nam”, “Tuyệt đỉnh giác quan”, “Người đi xuyên tường”, “Phái mạnh Việt”, “Điệp vụ tuyệt mật”...

Có là bong bóng?

“Khi nhu cầu giải trí của khán giả lên cao, đòi hỏi những sản phẩm giải trí gay cấn hơn, kịch tính hơn, mang tính mạo hiểm cao hơn với những thử thách đòi hỏi người chơi có thể chất lẫn tinh thần tốt của người xem càng nhiều hơn ” - các đơn vị sản xuất truyền hình giải thích. Game show vận động trường sẽ đáp ứng được những nhu cầu đó và thực tế những chương trình “American Ninja Warrior” hay “Wipe out” (phát sóng trên kênh truyền hình AXN) luôn hấp dẫn khán giả truyền hình khắp thế giới. Khi được mang đến Việt Nam ngoài số tiền bản quyền không nhỏ, kinh phí đầu tư sản xuất chương trình đã ngốn của nhà sản xuất trên dưới 16 tỉ đồng.

Dù vậy, “Sasuke Việt Nam - Không giới hạn” vẫn chưa đủ sức thuyết phục khán giả truyền hình. Nhất là khi chương trình diễn ra song hành với phiên bản Mỹ: “American Ninja Warrior” hay đối thủ khác là “Wipe out”. Những thách thức trong chương trình Việt hóa xem ra “chưa đã” so với những gì khán giả đã từng được xem những phiên bản của các nước trước đó.

“Thực tế không thể phủ nhận là năng lực sản xuất ở Việt Nam còn yếu nên việc khai thác tận cùng sức hút của một game show được mua bản quyền vẫn chưa có. Đó là điều mà những nhà sản xuất Việt phải “liệu cơm gắp mắm”, chỉ cố gắng hết sức có thể mà thôi” - giới sản xuất chương trình truyền hình khẳng định.

Nội dung nhàm chán cũng khiến cho chương trình không có sức hút như chương trình “Người đi xuyên tường”. Hai gương mặt hài Hoài Linh và Đại Nghĩa không cứu nổi nội dung quá tẻ nhạt của chương trình. Hơn 20 số phát sóng mà khán giả vẫn không mấy người biết đến sự tồn tại của chương trình này.

Nếu những chương trình truyền hình thực tế, tìm kiếm tài năng kém hấp dẫn vì mức đầu tư còn hạn chế thì game show vận động trường kém thu hút bởi những e ngại từ nhà đài đến đơn vị sản xuất dẫn đến cẩn trọng trong hình ảnh lên sóng. “Những chương trình vận động ở nước ngoài hấp dẫn vì họ khai thác đến tận cùng cảm xúc của người chơi lẫn người xem, tức là những thách thức tưởng chừng nguy hiểm đến tột độ nhưng ở Việt Nam, kể cả một con vật dùng làm thử thách cho thí sinh khi đưa lên truyền hình cũng phải suy tính xem có phản cảm không khi nó bị xếp vào chủng loại gây nguy hiểm hay cảm giác sợ hãi cho người xem. Rõ ràng, giải pháp an toàn dễ gây nên sự tẻ nhạt” - ông Bửu Điền, Giám đốc Công ty Điền Quân, đơn vị sản xuất “Tuyệt đỉnh giác quan”, chia sẻ.

 

Tốn nhiều tiền mua bản quyền

Đến nay, đơn vị sản xuất chương trình của truyền hình Việt vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài khi phần lớn các chương trình đều phải mua bản quyền với giá đắt đỏ. Vậy nên, việc vài chương trình “made in Vietnam” ra mắt phần nào xóa bỏ lệ thuộc lâu nay. Nhưng, không thể phủ nhận “Việt Nam vẫn chưa thấu hiểu công nghệ viết format (định dạng) chương trình truyền hình của thế giới, một nền công nghệ đã được hình thành từ chục năm trước và phát triển từng ngày. Khi đã là công nghệ thì các chương trình truyền hình sẽ có công thức, mẫu số chung để hình thành bản khung. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa học được công thức đó” - giới sản xuất nhận định.

Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cát Tiên Sa, cho biết thực tế, Việt Nam mà cụ thể là Công ty Cát Tiên Sa cũng đã tự viết và sản xuất khá nhiều chương trình. Tuy nhiên, điều không khó để nhận ra là rất nhiều chương trình tự viết theo kiểu bắt chước hoặc mô phỏng không được mấy khán giả đón nhận vì “làm chưa ra” - ông Minh nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo