xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ca sĩ nhí cũng hát nhép

H.Nhu - H.Thông

Tai đeo headphone gắn kèm micro, chân nhún nhảy theo điệu nhạc, cất giọng trong veo, lảnh lót nhưng các em chỉ nhép miệng theo lời hát phát ra từ chiếc máy hát đĩa. Quy định của Bộ VHTT không được dùng các phương tiện kỹ thuật thay thế giọng hát thật bị coi thường

Trong chương trình ca nhạc định kỳ Điểm hẹn quê hương do Đài Truyền hình TPHCM phối hợp với Trung tâm Văn hóa quận 1 diễn ra tại Nhà hát Bến Thành tháng 7 vừa qua, nhìn các em thiếu nhi trong trang phục biểu diễn xinh xắn, tai đeo headphone có gắn kèm micro trông y hệt mấy ca sĩ lớn bước ra sân khấu, chúng tôi cứ ngỡ đó là một đội ca chuyên nghiệp. Thế nhưng thực tế không phải vậy. Khi đến gần dàn âm thanh, thấy anh nhân viên kỹ thuật cứ loay hoay với chiếc mini disc (MD) trên tay, chúng tôi thắc mắc hỏi: “Sao anh không chỉnh âm thanh cho các em?”. Anh trả lời nhát gừng: “Micro giả làm gì có âm thanh mà chỉnh?” Chỉ tay vào chiếc máy MD nhỏ xíu anh tiếp: “Tất cả là ở trong này đây”.

“Người lớn “nhép” được thì con nít cũng “nhép” được”(!)

Một lần tại lễ tổng kết và phát giải thưởng Liên hoan Văn nghệ thiếu nhi hè 2004 toàn thành do Nhà Thiếu nhi TP phối hợp với Trung tâm Văn hóa TPHCM tổ chức ngày 1-8, chúng tôi cũng chứng kiến hầu hết các tiết mục đều là hát giả mặc dù đây chỉ là một buổi biểu diễn báo cáo! Hiện nay, trong các chương trình ca nhạc, liên hoan dành cho thiếu nhi hay những chương trình ca nhạc lớn do TP tổ chức có các em tham gia, vì lăng xê mấy “chú lính non” để lấy tiếng và cũng vì muốn yên tâm khi học trò của mình lên sân khấu nên các thầy cô, những người phụ trách ở các nhà thiếu nhi quận, huyện đã dễ dãi chấp nhận sử dụng những đĩa nhạc đã thu sẵn phần nhạc hoặc cả phần lời lẫn nhạc. Trong khi các ca sĩ đang bị dư luận lên án vì hiện tượng hát nhép (lipsync) thì trong các chương trình ca nhạc dành cho thiếu nhi hay có thiếu nhi tham gia, các em vẫn vô tư hát nhép theo chỉ đạo của người lớn! Thậm chí có trường hợp “hình” là mấy bé mới toe nhưng “tiếng” là của những ca sĩ trong nhóm M.N lúc còn bé.

Một vị phụ trách đội ca của Nhà Thiếu nhi TP phát biểu tỉnh queo: “Các em khi diễn phải vừa ca vừa múa minh họa nên rất mệt, không thể hát sống được nhiều bài. Mà người lớn còn hát nhép được thì các em cũng nhép được chứ có sao đâu?”.

Lê Cường, đạo diễn chương trình ca nhạc thiếu nhi của Đài Truyền hình TPHCM, cho biết: “Đó chỉ là ý kiến của một cá nhân để biện hộ cho việc làm không đúng của người lớn. Ngay khi còn bé mà chúng ta đã dạy các em như thế thử hỏi sau này khi lớn lên trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, liệu các em có trung thực với khán giả hâm mộ mình hay không?”.

Thi hát hay thi kỹ thuật phòng thu?

Một trong những sân chơi lớn hằng năm mà các em đội ca của các nhà thiếu nhi thuộc các tỉnh, thành trong cả nước mong đợi là Liên hoan Búp sen hồng, bởi đây không chỉ là một cuộc thi tài mà còn là dịp để các nhà thiếu nhi tham gia giao lưu, sinh hoạt, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Do mỗi lần tổ chức tại một tỉnh, thành khác nhau nên kể từ năm 1995 đến nay ban tổ chức liên hoan cũng “chiếu cố” chấp nhận hát giả vì sợ các em di chuyển đường xa mệt, không đủ sức khỏe để hát thật! Tại Liên hoan Búp sen hồng tổ chức vào trung tuần tháng 7 ở Đắk Lắk, có thể thấy hầu hết các đội tham gia đều sử dụng kỹ thuật hát nhép hoặc hát trên nền nhạc thu sẵn (playback). Xem ra, tính chất giao lưu, học hỏi ở đây chẳng khác gì giao lưu, học hỏi xem đội nào có kỹ thuật phòng thu tốt hơn, có những động tác múa, nhép miệng khớp với lời - nhạc hơn!

Người lớn phải tôn trọng các em

Nhạc sĩ Lê Vinh Phúc, người đã 20 năm gắn bó với hoạt động ca hát thanh thiếu nhi và có công đào tạo nên những giọng ca khá nổi tiếng như Tam ca Áo Trắng, Như Quỳnh, Hiền Thục..., bức xúc: “Có nhiều đội ca còn sử dụng tiếng hát của trẻ 11 - 12 tuổi cho các em 6 - 7 tuổi lên biểu diễn, thậm chí đó là giọng lĩnh xướng! Tôi nghĩ người lớn nên tôn trọng khả năng của các em, rèn luyện bằng chính khả năng của chúng, dù các em hát dở cũng đành chịu, chứ đừng nên áp đặt một việc làm không lành mạnh như vậy vào tâm hồn con trẻ”. Một phụ huynh có con đang sinh hoạt trong một đội ca của Nhà Thiếu nhi TP thổ lộ: “Chúng tôi cũng rất muốn con mình hát thật nhưng đưa con vào đây thì phải phụ thuộc vào thầy cô phụ trách nên đành chịu”.

Ca hát là nhu cầu của trẻ thơ và đội ca các nhà thiếu nhi là nơi đầu tiên đào tạo, huấn luyện giọng hát của các em. Từ “cái nôi” này, rất nhiều người đã bước lên sân khấu chuyên nghiệp và thành danh. Thế nhưng đáng buồn thay, hiện nay các em đã bị người lớn tập cho cách hát lừa dối khán giả. Đừng biến trẻ thơ thành những con rối, những “thợ” hát trên sàn diễn mà hãy để các em hồn nhiên ca hát với chính khả năng và cảm xúc thật của mình.

Ý KIẾN NHÀ QUẢN LÝ

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban VH-XH HĐND TPHCM:

Đừng biến trẻ thành robot biết hát!

Xem những liên hoan, hội diễn văn nghệ thiếu nhi thấy trẻ em lên sân khấu hát nhép miệng, thật tình tôi không chịu nổi, đó là một sự giả tạo thô thiển! Mấy “sao” lớn hát nhép dù sao nghe cũng còn dễ chịu hơn bởi tuy nhép nhưng là giọng của chính họ còn đằng này trên sân khấu ở đây là mấy em nhi đồng nhưng giọng hát thì của các em 14 - 15 tuổi. Có tiết mục đồng ca gần 50 em nhưng giọng hát phát ra chỉ có vài người. Theo tôi, ngành VHTT ngoài những quy định dành cho ca sĩ chuyên nghiệp cần phải có thêm những quy định biểu diễn đối với đối tượng trẻ em. Thêm vào đó, các trung tâm thanh thiếu niên, nhà thiếu nhi quận, huyện cũng phải có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động ca hát này, đừng huấn luyện các em trở thành những robot biết hát trên sân khấu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo