Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc sẽ diễn ra từ ngày 20-10 đến 3-11 tại Trung tâm Tổ chức sự kiện TP Biên Hòa - Đồng Nai. Liên hoan năm nay có 27 vở diễn thuộc 24 đơn vị nghệ thuật, nhà hát cải lương trên toàn quốc tham dự. Thế nhưng, nỗi trăn trở của nghệ sĩ lớn hơn niềm hồ hởi bởi liên hoan đã bị áp đặt bởi ý chí chủ quan của người quản lý.
Bất hợp lý
Soạn giả Hoàng Song Việt phân tích: “Yêu cầu của liên hoan là các tác phẩm cần có sự tìm tòi, sáng tạo mới về phương pháp nghệ thuật, hình thức thể hiện, giữ được các đặc trưng của loại hình cải lương, thể hiện rõ các chức năng cơ bản của văn hóa nghệ thuật: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ”. Thế nhưng, khuôn tất cả các yêu cầu này vào đề tài đương đại thì khó mà tạo được sự bay bổng, độ thăng hoa của nghệ thuật cải lương. Cải lương mà tước bỏ tố chất, sở trường thì kịch bản dù có viết hay đến mấy cũng chỉ là vở kịch có bài ca”.
Học hỏi được gì?
Vở Chất ngọc không tan của nhóm nghệ sĩ Linh Huyền được đánh giá có nội dung sâu sắc, được dàn dựng trên một sân khấu đẹp, hoành tráng, các nghệ sĩ ca diễn xuất thần nhưng vì là đề tài lịch sử nên chấp nhận số phận đứng bên lề liên hoan. Trong khi đó, sân khấu cải lương rất cần khuyến khích các đơn vị xã hội hóa tham gia, vì chính họ chứ không ai khác mới đo được thị hiếu khán giả bỏ tiền mua vé, khác với các đơn vị công lập có ngân sách để dựng vở, diễn phục vụ miễn phí.
Dù có nhiều ý kiến phản ứng về việc loại những vở diễn đề tài lịch sử tham gia liên hoan năm nay nhưng ban tổ chức vẫn không tiếp thu, điều này đã khiến không ít người làm nghề rơi vào tâm trạng hụt hẫng. Nghệ sĩ biểu diễn muốn thể hiện đúng sở trường lại bị ép vào một khuôn khổ mà chính họ không tự tin để sáng tạo.
Đi ngược lại nhu cầu của xã hội NSND Thanh Tòng bức xúc: “Các phương tiện truyền thông đã liên tục cảnh báo thực trạng giới trẻ không biết cội nguồn lịch sử của dân tộc khi mà phim ảnh các nước được phát sóng liên tục. Nay liên hoan của ngành nghề thì không cho những vở diễn đề tài lịch sử tham gia, chẳng khác nào đi ngược lại nhu cầu giáo dục khá cấp bách của xã hội hôm nay”.
NSND Lệ Thủy nói: “Làm nghề lâu năm, tôi biết để suy nghĩ đưa vào kịch bản hiện đại những tình huống đúng chất cải lương, đòi hỏi phải là những đạo diễn giỏi nghề, nếu không sẽ rất khiên cưỡng. Trên thực tế, những vở diễn lịch sử, dã sử vẫn có thể truyền tải đầy đủ độ nóng của nhiều vấn đề thời sự, vẫn mang hơi thở thời đại.
Còn vở diễn đề tài hiện đại mà dựng kém, gượng ép thì khán giả sẽ quay lưng; những người làm nghề sẽ nhận thấy có tội với người dân vì liên hoan được tổ chức từ tiền nộp thuế của họ”. |
Bình luận (0)