xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiếc áo rách

Đào Phạm Thùy Trang (Tây Ninh)

Một ngày, tôi chợt phát hiện ra ông thường đạp chiếc xe cũ chạy ngang nhà, chiếc áo vải kaki rách một đường từ vai trái qua vai phải để lộ nước da đen sạm. Người đàn ông trung niên gầy gò ấy có vẻ như là dân thợ hồ hoặc bốc vác. Ông này hoặc là lập dị hoặc là muốn chơi áo hở lưng cho mát! Thời buổi này ai còn giữ áo rách làm gì?

Một lần ngồi quán cà phê cạnh nhà lại gặp người đàn ông nọ, buổi tối rồi mà sao ông vẫn chiếc áo rách vai? Chẳng lẽ không ai vá cho ông, mà miếng rách đó chưa chắc đã vá được, có nước mặc cho rách tanh banh rồi vứt đi thôi. Tôi định lân la làm quen rồi tặng ông mấy bộ đồ cũ mà ngại quá. Cho, tặng đồ cũ bây giờ phải tế nhị lắm, không khéo người ta mặc cảm không nhận lại còn chửi mình. Mà không chắc có phải ông ta nghèo đến độ “quân tử nhất bộ”? Thôi! Tốt hơn hết là không can thiệp vào đời tư của nhau.

Tôi có người bạn làm sếp ở một địa phương. Lâu lâu gặp nhau trong các buổi hội họp, tổng kết, anh ta tự hào khoe: “Huyện tao giờ dân giàu còn hơn cả cán bộ nữa. Thắp đuốc kiếm cả ngày không có hộ nghèo”. Tôi bảo bữa trước đi công tác qua huyện đó, thấy ở chợ vẫn còn mấy đệ tử cái bang mừ? Anh ta xua tay, nói đó là dân xứ khác tới, xua đi hoài đó chớ. Một nhà sư đi làm từ thiện có ý hỏi địa phương có chỗ nào dân khổ cực quá nhà chùa tới cứu trợ, anh ta trợn mắt nạt:“Mấy thầy rảnh quá ha! Cứ nhìn tôi sao thì biết dân tôi sướng hay cực!”. Trời Phật ơi! Nhìn anh ta thấy khiếp. Bụng bự, mặt to, hồng hào. Ai bảo dân huyện đó khổ, tôi chết liền!

Vợ tôi đi viếng đám tang người chú họ một đồng nghiệp, về nhà cứ xuýt xoa thương xót hoàn cảnh của gia đình nọ. Con cái không có, hai vợ chồng dựa vào nhau mà sống, ngặt nỗi bà vợ bịnh tật quanh năm báo hại ông chồng đầu tắt mặt tối làm mướn nuôi cơm, lo thuốc cho vợ. Ông ta chưa tới 50 mà già chát, quanh năm có độc bộ đồ rách. Vác khoai mì mướn hơn chục năm nay, mới rồi ráng sức vác cho hết xe mì, gặp mưa bị cảm đột ngột, về tới nhà thì “đi” luôn.

Tội nghiệp! Không lẽ đó là người đàn ông bận áo rách vai tôi thường gặp? Mà có lẽ đúng thiệt, bởi cả tuần nay không thấy ông đạp xe qua trước nhà. Nếu vậy, tôi ân hận quá. Lại nhớ đến người bạn làm sếp huyện nọ, tôi gọi điện thoại cho anh ta, than phiền về việc chưa kịp cho ông già kia chiếc áo thì ổng đã chết rồi. Lại khuyên anh ta lúc nào rảnh thử “vi hành” xem đời sống thực tế ra sao, chứ cứ nghe báo cáo thì cũng có lúc hối hận như tôi đó. Anh ta cười to: “Tao đã khoán cho cấp dưới rồi. Thằng nào để địa phương còn hộ đói đứt bữa là chết với tao. Bị cắt điểm thi đua liền”.

Chiếc áo rách thì người ta còn có thể phô ra cho thiên hạ thấy, chiếc nhà nát có khi bị giấu kín trong vườn rậm. Nhưng quan trọng hơn là liệu ta có nhìn ra sự thật?

… Hôm nào đó tôi cũng muốn mình thử bận đồ rách, đi cùng những người bận đồ rách, xem họ nói những gì.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo