Clark Gable tên thật là William Clark Gable, sinh ngày
Vì bận bịu với những chuyến đi làm ăn, cha Gable đã gửi cậu cho họ hàng bên ngoại nuôi cho đến khi Gable 5 tuổi. Khi ông đi bước nữa, ông mới đón Gable về cùng ở Hopendale, tiểu bang
May mắn cho Gable là người mẹ kế hết lòng yêu thương chăm sóc Gable như con đẻ, luôn luôn khuyến khích Gable, mong cậu gặt hái thành công trên bước đường công danh. Bà hiểu được cậu muốn gì. Ngược lại, ông William hoàn toàn không hiểu hoặc cố tình không muốn hiểu những ước mơ sâu xa trong lòng
Năm tuổi 16, Clark Gable bỏ nhà ra đi, trở lại Hopedale. Và, cậu tưởng như mình là người hạnh phúc nhất trần thế khi được một gánh hát rong cho đóng một vai phụ, với chỉ một câu đối thoại duy nhất: “Chúc ông một buổi tối tốt lành”.
Hạnh phúc thật ngắn ngủi, gánh hát rong chuyển đi nơi khác và từ chối không mang cậu theo.
Chuyến đi không tạo được bước đột phá nào trong mơ ước của Gable, dù vậy vẫn tạo cho anh cảm giác hạnh phúc, vì có cơ hội gần gũi với sân khấu, phần khác tình yêu mới chớm nở giữa anh và Franz Dorfler.
Vì tình yêu đối với
Khi Josephine không còn một đồng xu dính túi thì
Lễ cưới của họ được tổ chức vào ngày
Để thử thời vận, hai vợ chồng lại lên đường, đến Huston tham gia một đoàn kịch, và gặt hái thành công. Chính sự thành công này đã đưa Clark quay trở lại New York. Tại đây, Clark được giao vai chính trong vở Machinal và những vở khác. Nhưng khi bắt đầu có chút tiếng tăm, Clark hầu như quên mất dĩ vãng gian khó, quên luôn cả người vợ đã hướng dẫn, gây dựng cho mình. Anh bắt đầu lao vào những cuộc giao du vương giả, mà điểm ngắm của Clark trong thời kỳ này là Rhea Langham, một thiếu phụ xinh đẹp và giàu có. Thực sự, Clark không yêu Rhea, nhưng vì tiền, Clark ly dị với Josephine để kết hôn với Rhea Langham.
Cuối năm đó, Clark được giao một vai lớn đầu tiên trong phim The Painted Desert (Pathé,1931). Trước khi bộ phim chính thức quay, Gable sống trong tâm trạng mâu thuẫn đến kỳ lạ: Một mặt, Gable vui sướng vì ước mơ được làm một diễn viên điện ảnh sắp thành hiện thực; mặt khác, hơn ai hết, Gable biết rõ khuyết tật không mấy phù hợp với điện ảnh, đặc biệt là đôi tai dơi của mình. Mấy đêm liền không ngủ, trong những phút giây đó Gable bỗng nhớ tới Josephine Dillon. Nếu như hình bóng Josephine. không xuất hiện trong tâm tưởng của anh vào những thời khắc đó chắc Gable đã không đủ can đảm bước vào phim trường.
Sau khi phim The Painted Desert (Pathé, 1931) hoàn thành, Clark Gable chính thức ký hợp đồng dài hạn với hãng MGM, thù lao 650 đô la một tuần. Bộ phim đầu tiên Clark cộng tác với MGM là The Easiest Way (MGM,1931). Tiếp đến là Dance Fools Dance (MGM, 1931) Clark đóng cặp với Joan Crawford, một ngôi sao lừng lẫy nhất của Hollywood thời đó. Hai người gặp nhau như hai thanh nam châm bị hút vào nhau, mặc dù Clark đang có vợ là Rhea Langham, còn Joan Crawford đang sống chung với chồng là diễn viên Douglas Fairbanks, Jr. Họ yêu nhau trong phim cũng như ngoài cuộc đời. Không đến được với nhau, nhưng cả hai vẫn đóng chung với nhau trong Laughing Sinners (MGM, 1931), Possessed (MGM, 1931), Dancing Lady (MGM,1933), Chained (MGM, 1934).
Khi đóng bộ phim Red Dust (MGM, 1932), Clark trở thành người tình của Jean Harlow khi Harlow đang sống trong tình trạng khủng hoảng của cuộc hôn nhân bi kịch với Paul Bern. Cuộc tình đó không kéo dài, nhưng Gable và Harlow còn đóng chung với nhau trong các phim Hold Your Man (MGM, 1933), China Seas (MGM, 1935), Saragota (MGM, 1937), Wife vs.Secretary (MGM, 1936).
Có một sự kiện cần được nói đến, khi đóng Strange Interlude (MGM, 1932) Clark Gable xuất hiện lần đầu tiên với bộ ria mép, nụ cười nửa miệng và cái nhìn của Gable đã hấp dẫn, càng trở nên hấp dẫn hơn, Gable trở thành diễn viên đầu tiên thể hiện trên màn ảnh “chất đàn ông” mà giới trẻ rất ưa thích.
Tuy vậy, Clark vẫn không được Louis B. Mayer, chủ nhân MGM, tín cẩn, ông đã cho hãng Columbia Pictures mượn Clark. Nhưng chỉ với phim đầu của hãng Columbia Pictures, vai diễn của Clark trong It Happened One Night (Col. 1934), Gable đã vượt qua Frank Morgan (Affairs of Cellini) và William Powell (The Thin Man) để đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất Oscar 1934.
Sự thành công của Gable, buộc Mayer phải rút Gable trở về đóng phim cho hãng mình. Năm sau, bộ phim Mutiny on the Bounty (MGM, 1935) đoạt giải Oscar dành cho phim xuất sắc nhất, nhưng giải Nam diễn viên chính đã không lọt vào tay Gable, mà lại trao cho Victore McLaglen (The Informer).
Đến năm 1939, bộ phim Cuốn theo chiều gió (Gone With The Wind, MGM, 1939) đã chiến thắng áp đảo với 10 Oscar, nhưng giải Nam diễn viên chính không thuộc về Clark Gable mà lại trao cho Robert Donat (Goodbye Mr. Chips), người mà trước đó, năm 1938, đã được đề cử giải Oscar cho vai diễn trong bộ phim The Citadel.
Dù là một kẻ phóng đãng, quen thói trăng hoa, nhưng không phải không có những phút giây trái tim Clark rung động thật sự. Có thể đó chính là phút giây Clark đối diện với Carole Lombard. Và, ngược lại Carole Lombard cũng không thể không bị mê hoặc trước vẻ đẹp, hiện thân của sự chinh phục đầy nam tính không tạp chất của Clark, khi cả hai cùng đóng trong No man of her Own (Par,1932), phim đầu tiên có âm thanh. Trong thời gian này, Carole Lombard đã là một ngôi sao đang lên, có chồng là William Powell, còn Clark vẫn đang chung sống với Rhea Langham. Nhưng Carole Lombard lại là một phụ nữ đoan trang, dù bị thuyết phục bởi Clark, nhưng cô vẫn không chấp nhận lời tỏ tình của Clark cho đến khi cô chính thức ly dị với William Powell. Cho nên đối với Carole Lombard, Clark không chỉ có tình yêu mà còn có cả lòng kính trọng đặc biệt, không giống như cái nhìn đối với những phụ nữ khác. Clark yêu Carole Lombard một cách tha thiết và chân thành, đã dám đấu tranh với David Selznik đòi cho Carole Lombard đóng vai Scarlett O’Hara trong Gone With The Wind, (MGM,1939). Mặt khác, hình như cũng để thử thách Clark, mãi đến năm 1939, Carole mới chấp nhận lời cầu hôn của Clark với điều kiện Clark phải là một người đàn ông tự do. Tháng giêng 1939, trước khi bước vào trường quay trong vai Rhett Butler, Clark đi Las Vegas để tiến hành thủ tục ly dị Rhea. Ngày 29-3 năm đó, Clark cưới Carole Lombard.
Thời gian chung sống với Carole Lombard, là thời gian Clark sống nghiêm chỉnh và hạnh phúc nhất. Nhưng cuộc sống hạnh phúc đó lại quá ngắn ngủi. Chưa đầy 3 năm sau, Carole chết trong một tai nạn máy bay vào ngày 16-1-1942. Thi thể nàng cháy thành than, trừ một lọn tóc vàng còn tươi rói nằm hững hờ trên tuyết. Clark đã vĩnh viễn mất đi người phụ nữ mà anh yêu hơn cả cuộc đời mình, đã để lại cho Clark nỗi đau đớn khôn nguôi. Clark Gable đã xung phong gia nhập lực lượng không quân và luôn tình nguyện thực hiện những phi vụ nguy hiểm nhất.
Thế chiến thứ hai kết thúc, Clark Gable cởi bỏ bộ quân phục, trở lại sàn diễn sau gần 3 năm ngoài mặt trận với bộ phim Aventure (MGM, 1945), tiếp tục cuộc hành trình của một gã tình nhân phóng đãng với những minh tinh màn bạc và một số phụ nữ xinh đẹp khác. Trong đó, có Virginia Grey, một ngôi sao nổi tiếng cùng thời với Clark. Những tưởng Clark sẽ tiến đến hôn nhân với Grey, nhưng mùa hè 1949, Clark quyết định cưới Sylvia Hawkes (có tài liệu ghi là Sylvia Ashley), người đẹp mà Clark tình cờ gặp trong một bữa tiệc do một người bạn của Clark tổ chức và bị cô này tấn công trong cơn say bí tỉ. Cuộc hôn nhân này tất nhiên đã không mang đến hạnh phúc cho cả hai.
Tháng 5-1951, Sylvia và Clark cùng đưa đơn ly dị và mãi đến đầu năm 1952 mới chính thức được tòa chấp thuận. Sau khi ly dị, Gable có ý muốn nối lại tình yêu cũ với Virginia Grey để chuộc lỗi lầm của mình, nhưng là một người đàn bà tự trọng, Grey đã từ chối, mặc dù không giấu Gable là cô vẫn còn yêu Gable tha thiết. Cô đã sống triền miên trong nỗi đau vô vọng, Grey chỉ biết lao vào công việc, từ vai diễn, này đến vai diễn khác, có hơn 100 phim. Và, đã khước từ không biết bao lời cầu hôn của những người yêu thương, ngưỡng mộ cô, chấp nhận sống cô độc.
Clark Gable trở lại cuộc sống tình cảm “già nhân ngãi, non vợ chồng'' với những diễn viên nổi tiếng khác như Paulette Godard, Ava Gardner,... và một số phụ nữ xinh đẹp khác. Bất ngờ, ngày 11-7-1955, Clark Gable cưới Kay Spreckels, người vợ thứ năm, và cũng là người vợ cuối cùng. Cuộc sống gia đình mới của Gable và Kay khá hạnh phúc. Ngôi nhà của họ lúc nào cũng vang lên tiếng cười vui rộn rã của bầy con của Kay, Gable cũng rất yêu thương chúng. Lúc này Gable đã 54 tuổi và có triệu chứng của căn bệnh tim.
Dù vậy, Clark Gable vẫn tiếp tục đóng trong các phim The Tall Men (20th, 1955), The King and Four Queens (UA,19560). Band of Angels (Par.,1957)... Đặc biệt, Clark Gable đã phải rất nỗ lực để hoàn tất vai diễn trong bộ phim The Misfits (UA, 1961) do đạo diễn John Huston thực hiện, kịch bản của nhà văn Arthur Miller viết cho vợ là Marilyn Monroe. Bộ phim được thực hiện với dàn diễn viên tên tuổi như Clark Gable, Marilyn Monroe, Montgomery Clift, Thelma Ritter, Elli Walach v.v... Đối với Gable, Gone With The Wind và The Misfits là hai bộ phim mà Clark Gable luôn “tự hào trong suốt sự nghiệp của tôi”.
Clark Gable đã cắn răng đứng vững trước máy quay cho đến những phút giây cuối cùng trong cái nóng điên người của sa mạc Nevada để hoàn thành bộ phim, xứng đáng với hình ảnh hiên ngang, đầy nam tính của mình trong phim, cũng như trong cuộc đời.
Ngày hôm sau Gable bị tức ngực dữ dội, triệu chứng của căn bệnh tắc nghẽn động mạch vành, nhưng Gable vẫn cố giấu Kay. Vì Kay đang mang bầu. Đến 23 giờ đêm 16-11-1960 Gable tắt thở.
Clark Gable được chôn cất với đầy đủ nghi lễ của lực lượng không quân, đơn vị Clark chiến đấu trong thế chiến thứ hai. Và thi thể của Clark được đưa về Last Supper Window ở Great Mausoleum trong nghĩa trang Forest Lawn bên cạnh mộ phần Carole Lombard, người vợ mà Clark yêu hơn cả cuộc đời mình. Và, nơi đó cũng sẽ là nơi an nghỉ của Kay Spreckels sau này.
Bình luận (0)