Shush Up được phát hành trên kênh YouTube và lập tức nhận được 1.000 lượt không thích cùng tràn ngập những phê phán, chỉ trích của cư dân mạng. Nữ ca sĩ, diễn viên Alison Gold, người được cha mẹ sẵn sàng hỗ trợ để phát triển sự nghiệp âm nhạc mặc kiệm vải, nhảy tung tăng trong video. Ngoài việc để một cô bé mặc thiếu vải, trong video trên còn nói về đủ loại chủ đề không phù hợp với trẻ em: tội phạm, tình dục, sinh con, khiêu gợi...
Alison Gold trong video ca nhạc mới
Patrice Wilson, Giám đốc điều hành của Ark Music, người đã từng góp tay tạo ra video Friday cho thảm họa YouTube Rebecca Black cũng là người sản xuất Shush Up. Sau khi nổi đình đám vì là “thảm họa”, Rebecca Black hiện đã phải bỏ học vì bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt.
Vài giờ sau khi video trên ra đời, một bản kiến nghị được thành lập trên change.org đề nghị Patrice Wilson tránh xa các cô gái nhỏ. “Cũng đang là cha của đứa con gái 12 tuổi, tôi thấy điều này thật ghê tởm”-một cư dân mạng viết, “Người đàn ông này khai thác các cô bé theo kiểu đầy kinh tởm”-người khác viết. “Cô bé chỉ là nạn nhân, chưa đủ tuổi để ra quyết định cho bản thân mình...” - Vivienne Pattison, giám đốc của Mediawatch ở Anh nói. Bà Vivienne Pattison nói thêm ngay cả khi video này bị xóa, nó vẫn có thể được lưu trữ lại ngay khi được tung ra và hiển hiện đâu đó trong tương lai.
Nhiều người khác tức giận chất vấn: “Cô ấy quá trẻ, video đầy nội dung khiêu dâm trẻ em”, “Cha mẹ nào cho phép những điều này xảy ra?”...
Trước mọi chỉ trích, Patrice Wilson lên tiếng biện hộ rằng đó là nghệ thuật. Thậm chí, ông này còn so sánh nó với video của ca sĩ trẻ Willow Smith hay vũ công 10 tuổi Kaycee Rice.
Cô bé 12 tuổi trong ca khúc thảm họa Chinese Food
Alison Gold là ca sĩ, diễn viên, vũ công sinh năm 2002 tại Fairfax - Mỹ. Năm 2012, cô về dưới trướng Patrice Wilson. Năm 2013, cô tung ra video ca nhạc Chinese Food được xem là thảm họa YouTube bởi ca từ dở hơi đến mức được các phương tiện truyền thông bình chọn là "ca khúc dở nhất năm 2013".
Bị bình chọn là ca khúc dở nhất năm 2013
Bình luận (0)