2. Vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Với diện tích 1.553 km² bao gồm 1.169 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó 95% là các đảo đá vôi cùng với những giá trị về cảnh quan; giá trị đa dạng sinh học, giá trị địa chất địa mạo và giá trị lịch sử, văn hóa, vịnh Hạ Long đã được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia và di sản thế giới.
3. Đầm phá lớn nhất: Tam Giang - Cầu Hai (thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế) với diện tích mặt nước 21.600 ha, chiếm 48,2% tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam.
Một góc quần đảo Cát Bà
Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa
6. Cụm đảo gần xích đạo nhất: Cụm đảo Hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển - Cà Mau gồm 5 đảo nhỏ và rất nhỏ: Hòn Khoai (4,96 km2), hòn Sao (0,7 km²), hòn Gò (0,03 km²), hòn Đồi Mồi (0,03 km²) và hòn Đá Lẻ (0,005 km²). Cụm đảo có tọa độ từ 8°22’46” đến 8°27’30” độ vĩ Bắc và từ 104°48’30” đến 104°52’30” độ kinh Đông.
Đảo Phú Quốc
8. Khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất: Khu Bảo tồn biển Nam Yết, thuộc huyện Trường Sa - Khánh Hòa, ở tọa độ 10°11’00” vĩ độ Bắc và 114°21’42” kinh độ Đông. Khu Bảo tồn biển Nam Yết có tổng diện tích là 35.000 ha, trong đó diện tích biển là 20.000 ha và toàn bộ diện tích đảo rạn san hô Nam Yết 15.000 ha.
Khu Bảo tồn biển đảo Nam Yết nằm ở phía Nam cụm đảo Nam Yết, cách TP Nha Trang khoảng 450 km về phía Đông Nam, có tầm quan trọng kinh tế đối với nghề đánh bắt hải sản xa bờ. Ngoài ra, nó còn có giá trị pháp lý đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia về mặt lãnh thổ và tài nguyên môi trường.
Cảng đảo Lý Sơn. Ảnh do Trung tâm Kỷ lục Việt Nam cung cấp
Bình luận (0)