xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công chúng nghệ thuật ở đâu?: “Thánh đường” chỉ trong mơ

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nghệ thuật, nơi nghệ sĩ, khán giả cùng đồng cảm và thăng hoa trong mỗi tác phẩm, xem ra không còn ở thời điểm này. Người làm nghề chiều theo thị hiếu số đông, còn công chúng chỉ thích giải trí dễ dãi

Người ta ví nhà hát là thánh đường nghệ thuật. Thế nhưng, thánh đường ấy nay đã tan hoang. Thời nay, công chúng quyết định sự thành công hoặc thất bại của một vở diễn khi nó được đưa ra thị trường. Thế nhưng, thực trạng khán giả ở các sàn diễn từ kịch cho đến cải lương cho thấy thị hiếu thẩm mỹ đã và đang bị kéo thấp xuống từng ngày.

Những hình ảnh không đẹp

Ùn ùn kéo nhau ra về khi vở diễn chưa kết thúc là hình ảnh quen thuộc ở nhiều sân khấu kịch. Chương trình mở màn trễ, khán phòng “dậy sóng” bởi một số khán giả chửi bới nhau mỗi khi nhân viên soát vé chỉ nhầm ghế ngồi. Chương trình sân khấu chuyên đề của nghệ sĩ Vũ Luân tại rạp Nam Quang cũng có khán giả choảng nhau chỉ vì người hâm mộ 2 nữ nghệ sĩ không thích thần tượng của mình hát vai phụ. Một số khán giả đến xem vở Tiếng trống Mê Linh của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga tại Nhà hát Bến Thành đã xô đẩy nhau, tranh giành lên sàn diễn chụp ảnh với nghệ sĩ. Đó là vài nét chấm phá trong bức tranh ứng xử của khán giả sân khấu cải lương hôm nay.

 

img

 

Kịch đồng tính, kịch có những cảnh nóng đang là chiêu câu khách của một số sân khấu kịch tại TP HCM. Trong ảnh: Cảnh trong vở Trinh nữ (trên) và Trai nhảy
Kịch đồng tính, kịch có những cảnh nóng đang là chiêu câu khách của một số sân khấu kịch tại TP HCM. Trong ảnh: Cảnh trong vở Trinh nữ (trên) và Trai nhảy

 

ban tổ chức đã yêu cầu chuyển điện thoại di động sang chế độ rung hoặc tắt máy nhưng những tiếng chuông điện thoại vẫn reo lên khi vở diễn đang đến đoạn cao trào. Những chương trình, vở diễn phục vụ miễn phí, khán giả còn ngồi gác chân lên ghế trước, ngủ thoải mái hoặc lớn tiếng chê bai diễn viên, thậm chí đuổi cả nghệ sĩ vào trong…

Tất cả những điều ấy đã báo động một thực tế là trình độ và thái độ thưởng thức nghệ thuật nơi công cộng của một bộ phận công chúng đang có vấn đề, thậm chí xuống cấp trầm trọng. Chính vì thái độ thưởng thức chuộng lạ, ham vui, thiếu tôn trọng nghệ thuật thực sự này đã khiến hầu hết sân khấu hiện chỉ sáng đèn được với đề tài ma quỷ, đồng tính, bạo lực.

Sàn diễn phụ thuộc khán giả

Cái được của sân khấu xã hội hóa phía Nam là có nhiều mô hình xã hội hóa, lịch diễn hằng đêm đều đặn, mỗi sân khấu có khán giả riêng. Tuy nhiên, do ít quan tâm đến việc giáo dục thị hiếu công chúng nên khán giả mua vé lại quyết định kịch mục. Vì thế, tình trạng sàn diễn lệ thuộc vào người bỏ tiền mua vé nặng nề hơn. Nhiều vở diễn na ná nhau, chủ yếu là hài kịch, có một chút ma quỷ, một chút đồng tính, xem xong chẳng đọng lại điều gì; một số vở diễn còn kinh doanh luôn cả những hình ảnh phản cảm như “bà Tưng”, “Lệ Rơi”…

Trước đây, khán giả đến xem kịch vì được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, được nâng cao nhận thức thẩm mỹ và học được nhiều bài học giá trị ở đời. Vì vậy, hàng loạt tác phẩm sân khấu có giá trị được dàn dựng một cách đầy tâm huyết của đội ngũ làm nghề.

Còn ngày nay, quyền lực phòng vé quyết định vận mệnh một vở diễn nên sàn diễn đã thỏa hiệp với nhu cầu của khán giả, bỏ quên sứ mệnh rất cao đẹp của sân khấu là định hướng thẩm mỹ, nâng cao giá trị nhận thức, góp phần làm đẹp cho cuộc sống.

Giết chết sáng tạo nghiêm túc

Cụm từ “khó khăn lắm mới bán được vé” đã là phương châm làm nghề hiện nay của giới tổ chức biểu diễn sân khấu. Sự bệ rạc của nghệ thuật sân khấu đã vô tình sản sinh lớp khán giả trẻ a dua, học đòi, sính ngoại... xem kịch đồng tính và bắt chước những lời nói, tiếng lóng của “thế giới thứ ba” rồi đem vào trường học. Ngược lại, những ngôn từ hài kịch được các diễn viên “săn” trên Facebook mỗi ngày góp nhặt lại và đem lên sàn diễn, kéo thấp thị hiếu người xem.

Những vở hài kịch ngày nay sử dụng “miếng nội bộ” nhiều hơn tình huống trong kịch bản. Gọi là “miếng nội bộ” vì lấy từ sinh hoạt đời thường, từ những chuyện phỉ báng nhau ngoài đời rồi đưa lên sàn diễn để cố chọc cười khán giả trong khi vở diễn chẳng dính dáng gì đến nội dung chọc cười. Sự tùy tiện này đã giết chết sáng tạo nghiêm túc, tử tế của sàn diễn vốn cần sự tôn trọng của công chúng.

Các nhà chuyên môn đều cho rằng cần tôn trọng và không tìm cách đồng nhất các chuẩn mực đo lường thái độ thưởng thức của người xem. Xã hội hóa là đi vào thị trường, các thương hiệu sân khấu mạnh xuất hiện đều có đặc thù phù hợp đối tượng khán giả của họ mà không thể bị áp đặt bởi bất cứ chuẩn nào khác. Thế nhưng, việc một lượng lớn khán giả có trình độ thưởng thức nghệ thuật không đến rạp đã thể hiện sự bất lực của những người tâm huyết muốn gầy dựng không gian nghệ thuật thực sự.

 

Giáo dục cách thưởng thức là chuyện lớn

NSND Phạm Thị Thành cho rằng giáo dục khán giả cách thưởng thức nghệ thuật là chuyện lớn. “Qua khảo sát thị trường xem kịch trong Nam và ngoài Bắc, tôi rút ra bài học là sân khấu chỉ thật sự sống khi còn những nghệ sĩ tâm huyết cùng chung tay làm nghề và nhà quản lý biết quản lý. Nếu chấp nhận bán vé cho khán giả ăn mặc luộm thuộm, bế trẻ em, mua thức ăn vào rạp tức là họ đã làm hư đêm diễn. Ngay cả với khán giả nhận vé mời cũng phải thật sự nghiêm túc khi vào xem” - NSND Phạm Thị Thành nói.

Kỳ tới: Thị hiếu phim ngày càng tệ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo