xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cover” nhạc: Chịu nhiều tai tiếng

Nhạc sĩ  Nguyễn Nhất Huy

Để làm mới một ca khúc hay, ca sĩ phải nhờ đến nhạc sĩ hòa âm “cover” theo ý mình, nhưng tai tiếng thì người cover lãnh đủ

Thuật ngữ “cover” không biết đã xuất hiện trong giới hòa âm tự bao giờ, và gần như chưa có thể Việt hóa từ này một cách chính xác, nhưng khi một nhạc sĩ hòa âm nhận lời “cover” một bản nhạc cũng có thể hiểu nôm na là làm mới bản nhạc, nghe bài phối rồi đánh lại... giống y chang như vậy. Và cứ như thế mà “cover”. Nhưng cũng có lắm bi hài quanh chuyện “cover” và “hậu cover”.

“Cover” vì không thể phối hay hơn

Hầu hết các ca khúc mà ca sĩ nhờ các nhạc sĩ hòa âm “cover” thường là các ca khúc rất nổi tiếng trên thế giới với những bản hòa âm đã thành bất hủ. Các ca khúc này đã được “đánh đi đánh lại” và chuyển ra nhiều thứ tiếng khác nhau, được nhiều ca sĩ khác nhau trình bày theo phong cách khác nhau nhưng đều chỉ sử dụng một bài phối duy nhất từ bản gốc. Các ca khúc này cũng đã từng nổi đình nổi đám tại Việt Nam và được các nhạc sĩ hòa âm, ban nhạc Việt Nam “cover” lại “không sai một nốt” như Hey Hello, That’s Why, Hotel California, Yesterday... Tất cả các ca sĩ và nhạc sĩ hoà âm khi “đụng” đến các ca khúc này thì chỉ biết theo đúng bản gốc vì ai cũng biết là không thể phối lại hay hơn, và nếu có đầu tư phối lại thì chưa chắc khán giả... đã chịu nghe. Chính vì vậy mà khi một ca khúc quốc tế được chuyển sang tiếng Việt và được phát hành tại Việt Nam trong suốt thời gian qua luôn luôn tôn trọng phần nhạc đệm của các tác giả quốc tế bằng cách sử dụng lại 100% bản phối của họ mà... không hề xin phép – nếu có muốn xin phép thì cũng không biết tác giả đó ở đâu.

“Cover” vì lười sáng tạo

Nếu nói phải “cover” một ca khúc vì bài phối đã quá hay, không thể đánh lại hay hơn là một lý lẽ hoàn toàn thuyết phục, thì việc một ca khúc được hòa âm “dở ẹc” nhưng vẫn được nhiều nhạc sĩ hòa âm “tôn trọng” và sử dụng lại là không chấp nhận được. Chỉ có một lý do duy nhất, đó là lười sáng tạo. Trường hợp này thường rơi vào các ca khúc thị trường và cũng được “cover” bởi các nhạc sĩ hòa âm thị trường mà phần lớn là do đã lỡ nhận nhiều “hàng” (nhạc phẩm để hòa âm) quá nên không thể có đủ thời gian mà sáng tạo trong hòa âm. Thế là “những câu chuyện cover” dở khóc dở cười đã xảy ra trong làng nhạc như việc hai ca sĩ kéo nhau đi kiện vì... một bài phối, dù rằng bản phối đó chẳng có chút “đình đám” gì trên thị trường.

Nhưng chuyện ồn ào đó xem ra cũng chỉ là chuyện nhỏ vì là có người này “cover” lại bản phối của người kia cũng tạm gọi là “kế thừa” cũng được. Tuy nhiên trong làng nhạc lại còn chuyện bi hài hơn khi nhạc sĩ hòa âm “cover” lại bài phối... của chính mình và sau đó “phát tán” cho nhiều ca sĩ khác nhau và gây ra những cuộc tranh cãi chưa có hồi kết thúc. Vì khi một nhạc sĩ hòa âm một ca khúc thì nhạc sĩ đó cũng là người giữ bản quyền “tổng phổ” của mình nên việc chính nhạc sĩ đó “cover” lại cho ca sĩ khác (sau khi đã đổi tông cho phù hợp và “mông má” lại chút ít) là hoàn toàn hợp pháp, nhưng các ca sĩ thì không chấp nhận và nảy sinh thêm những điều khoản phụ khi hòa âm, như nhạc sĩ không được “cover” nhạc nền đó cho một ca sĩ khác, không được để lộ ý tưởng dàn dựng ca khúc... và dĩ nhiên là phải có khoản “phụ thu” cho các nhạc sĩ hoà âm. Nhiều ca sĩ đã phải chi số tiền gấp rưỡi, gấp đôi để đầu tư cho việc chống cover ca khúc của mình.

“Cover” do ca sĩ đặt hàng

Đây là những trường hợp xảy ra thường xuyên trong làng nhạc. Khi một ca sĩ nghe bản phối của ca sĩ khác, vừa phát hành thấy hay quá liền mang CD đến nhờ nhạc sĩ hòa âm và ban nhạc khác “cover”. Đây là trường hợp nhạc sĩ hòa âm “nghe sao đánh vậy” và cũng chẳng cần biết bài phối cũ là của “láng giềng” nào. Nhiều nhạc sĩ hòa âm coi đây như là một “việc thường ngày ở huyện”, cứ có “hàng” là “đánh”, làm xong, đúng theo yêu cầu của ca sĩ là lấy tiền thôi.

Không chỉ như thế mà nhiều ca sĩ còn đặt hàng làm nhạc nền theo kiểu “bán cover”, tức là chỉ sử dụng lại một đoạn intro hay câu guitar, piano mà ca sĩ cảm thấy thích, phần còn lại thì yêu cầu nhạc sĩ hòa âm “đắp vá” vô thêm. Thậm chí có trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như việc lấy giang tấu bài hát này để làm... intro cho bài hát khác, và nếu có sự cố hay tranh chấp gì xảy ra trong trường hợp này thì nhạc sĩ hòa âm coi như “lãnh đủ” còn ca sĩ thì trở nên... “lãnh cảm” như chưa từng hay biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo