icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đàn hương hình - đao phủ vô tình?

Trần Lâm

ĐỌC SÁCH.- Đây là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc). Ông được Hiệp hội Nhà văn châu Á bình chọn là văn tài triển vọng nhất trong thế kỷ 21. Đàn hương hình là một hình phạt dùng một cái cọc bằng gỗ đàn hương đâm từ hậu môn lên đến gáy tội nhân, rồi trói y vào gốc cây khiến y phải chịu đau đớn đến ba, bốn ngày sau mới chết.

Hình phạt này để răn đe những người dân muốn “nổi loạn” vào cuối đời nhà Thanh ở Trung Quốc.

 

Đàn hương hình là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Mạc Ngôn (bản dịch của Trần Đình Hiến - NXB Phụ nữ, 6 - 2002). Ông là tác giả hai tiểu thuyết đã được dịch sang tiếng Việt: Cao lương đỏ, Báu vật của đời. Mạc Ngôn hiện là sáng tác viên bậc 1 thuộc Tổng Cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông được Hiệp hội Nhà văn châu Á bình chọn là một trong những văn tài có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.

 

“Nghề nào cũng có trạng nguyên” (trang 57). Từ Hy hoàng thái hậu đã nói vậy, và tên đao phủ Triệu Giáp cũng muốn trở thành “trạng nguyên” trong nghề của mình. Y thi hành Đàn hương hình với Tôn Bính -  một “trạng nguyên” hát Miêu xoang ở vùng Đông Bắc Cao Mật. Tôn Bính đã giết một người Đức khi hắn định hãm hiếp vợ ông, và ông cùng dân làng nổi dậy chống người Đức khi họ bắt dân làng phải cắt đuôi sam, đi làm phu đặt đường sắt xe lửa. Tổng đốc người Đức Caclốt ra lệnh cho tri huyện Cao Mật là Tiền Đinh canh giữ pháp trường, bắt Tôn Bính phải chịu hình phạt đau đớn trong bốn hôm, chờ đến ngày khánh thành tuyến đường sắt chạy ngang huyện. Gánh hát Miêu xoang định cướp pháp trường cứu Tôn Bính, nhưng lính Đức bắn chết tất cả những người nổi dậy. Tri huyện Tiền Đinh nhân lúc hỗn loạn đã đâm chết Tôn Bính để giúp ông thoát khỏi hình phạt dã man. Tôn Mi Nương là con gái của Tôn Bính, con dâu của đao phủ Triệu Giáp, người tình của tri huyện Tiền Đinh. Nàng đã đâm chết đao phủ Triệu Giáp để trả thù cho cha ruột.

 

Đàn hương hình khiến người đọc nhớ truyện ngắn Chém treo ngành (1939) của nhà văn Nguyễn Tuân- Ông cũng viết về tên đao phủ Bát Lê “có tài chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn dính vào cổ bằng một lần da”. Cả hai nhà văn đều muốn lên án cái thời những tên đao phủ càng thi hành án  dã man càng được những viên quan cai trị khen thưởng!

 

Đàn hương hình không làm người đọc ghê rợn vì tác giả đã đưa điệu hát Miêu xoang vào tác phẩm. Nhà văn Mạc Ngôn tâm sự ở cuối sách: “Tôi viết Đàn hương hình khoảng năm vạn chữ xoay quanh truyền thuyết thần kỳ về xe lửa và đường sắt, sau một thời gian xem lại, thấy đậm mùi hiện thực ảo, vậy là phải cân nhắc lại rất nhiều tình tiết hấp dẫn vì mang hơi hướng ma quái, đành bỏ. Cuối cùng, phải giảm nhẹ âm thanh xe lửa và đường sắt, nổi bật âm thanh điệu hát Miêu xoang”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo