xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dẹp bớt “rác”, quy hoạch lại xuất bản

Hòa Bình thực hiện

Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành - cho biết với hiện trạng quá lộn xộn của ngành xuất bản, trọng tâm trước mắt là nhìn thẳng vào sự thật và tìm giải pháp khắc phục những yếu kém ở mọi khâu

Phóng viên: Thưa ông, 2014 là năm tồi tệ của ngành xuất bản với hàng loạt vụ sai phạm được phơi bày khiến dư luận nhức nhối. Cơ quan quản lý đã có hướng chấn chỉnh quy hoạch lại hoạt động xuất bản, dẹp bớt các nhà xuất bản (NXB) không hiệu quả?

 

img

- Ông Chu Văn Hòa: Quy hoạch ngành xuất bản đã được Thủ tướng phê duyệt; mỗi ngành, mỗi tỉnh có không quá 1 NXB, trừ một số địa phương lớn cần khơi nguồn tri thức như TP Hà Nội, TP HCM… mới được xem xét để có hơn 1 NXB. Hiện tại, tổng số NXB trên cả nước chưa vượt quá quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt và hầu hết các NXB cũng đang bảo đảm được hoạt động theo quy định. Vì vậy, việc sáp nhập hay giải thể chủ yếu do cơ quan chủ quản xem xét tính cần thiết và tính hiệu quả của các NXB.

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho đợt cấp đổi giấy phép sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cũng chủ trương sẽ làm việc với các cơ quan chủ quản để xem xét hoạt động cụ thể của từng NXB, trên cơ sở đó có ý kiến chính thức với cơ quan chủ quản về việc sáp nhập hay giải thể. Đối với các NXB không đủ điều kiện hoạt động, trình độ thấp, làm chiếu lệ, sai phạm nhiều quá, chúng tôi sẽ kiến nghị với cơ quan chủ quản kiện toàn bộ máy, thay đổi vị trí công tác của các lãnh đạo chủ chốt hoặc tạm dừng chứ Bộ TT-TT sẽ không thể cấp đổi giấy phép, không thể để như thế mãi. Vấn đề là xác định trách nhiệm của cơ quan chủ quản đến đâu và thái độ hợp tác của họ như thế nào.

Quá nhiều NXB đang rất khó khăn, hoạt động cầm chừng, chỉ ngồi chờ bán giấy phép, dẫn đến tình trạng sai phạm nặng nề… Riêng NXB Văn hóa Thông tin năm 2014 bị xử lý tới 60 đầu sách, trong đó khá nhiều đầu sách bị coi là “rác” xuất bản, là “thảm họa” của văn hóa đọc… Năm 2014, có tới 399 ấn phẩm bị xử lý, theo ông, trách nhiệm thuộc về ai?

 

Sách lậu khiến ngành xuất bản “đau đầu”Ảnh: Hòa Bình
Sách lậu khiến ngành xuất bản “đau đầu”Ảnh: Hòa Bình

 

- Lâu nay, mọi người chỉ nghĩ trách nhiệm về ngành xuất bản là thuộc Cục Xuất bản. Nhưng với con số nhân sự hiện tại, cục chỉ nhận đăng ký lưu chiểu để có cơ sở pháp lý, theo dõi và kiểm soát thôi. Vai trò chính của cục là tư vấn cho nhà nước về ngành chứ có phải để xử lý toàn bộ sai phạm của ngành xuất bản đâu.

Việc kiểm soát xuất bản, in nếu chỉ coi là trách nhiệm của Sở TT-TT là không đúng. Đó cũng là cơ quan tham mưu. Còn vai trò của công an, phòng thuế… và các cơ quan chủ quản của các NXB nữa chứ. Hiện nay, gần như chưa ai quy trách nhiệm cho cơ quan chủ quản, cứ để họ “đẻ con” mà không nuôi, không dạy, bỏ rơi, bỏ lửng, không kiểm soát được.

Tại hội nghị tổng kết xuất bản hồi cuối năm 2014, khi phân tích về thực trạng sai phạm của ngành xuất bản trong năm, ông đã bức xúc nói rằng tư nhân “ăn ốc” còn cơ quan quản lý đi “đổ vỏ”. Theo ông, vì sao tồn tại tình trạng này?

- Thực tế đang là như thế, NXB yếu kém chỉ ngồi chờ bán giấy phép thu tiền; bọn in lậu thì lẩn khuất lộng hành, có chứng cứ vi phạm rành rành đi kiện mà vẫn thua. Để xử lý các sai phạm này, cần vận dụng nhiều luật khác nhau chứ có phải một mình Luật Xuất bản đâu, khe hở giữa các luật vẫn còn, tạo ra bất công đáng kể.

Cho đến khi xây dựng Luật Xuất bản năm 2012, đã có ý kiến cho rằng nên xác định sách giả là hàng giả thì mới có những khung quy định trong luật hình sự để xử lý nhưng quan điểm đó cho đến nay còn chưa nhận được sự đồng thuận. Trong khi thực tế là món hàng giả này còn nguy hiểm hơn hàng hóa giả vì là tri thức giả, nó ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều lớp người Việt và hoạt động của cả xã hội Việt Nam.

Ai là người tạo điều kiện cho tư nhân “ăn ốc”? Đó là những người tham quyền lợi cá nhân và thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. Theo tôi, đó là những loại ký sinh luôn biến hóa về hình hài, yêu cầu đòi hỏi cả xã hội với tính pháp lý đồng bộ cùng ý thức và vào cuộc. Chỉ một ngành hay một địa phương nào cũng không làm được đâu.

Vậy theo ông, vấn đề cốt lõi ở đây là gì? Cơ quan quản lý nên giải quyết vấn đề cốt lõi ấy ra sao?

- Ngày 13-3 tới, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra hội nghị triển khai công tác ngành xuất bản, in và phát hành năm 2015. Tôi sẽ nêu ra và kêu gọi mọi người thực hiện tinh thần: Đoàn kết - thẳng thắn nhìn vào sự thật - dũng cảm - sáng tạo để tạo bước chuyển cho toàn ngành. Sự thật là chúng ta còn yếu kém và thỏa hiệp. Phải dám nhìn thẳng vào sự thật đó và tìm cách giải quyết nó.

Ngành xuất bản có nghĩ đến đề xuất cho phép thành lập NXB tư nhân để quản lý tốt hơn, xử lý triệt để tình trạng tư nhân núp bóng các NXB nhà nước để “ăn ốc” nhưng không chịu trách nhiệm “đổ vỏ”?

- Hiện nay, tuy chưa có NXB tư nhân nhưng nhà nước đã chủ trương và mở mọi cánh cửa để huy động các nguồn lực xã hội. Chúng tôi rất ghi nhận sự nỗ lực của các cá nhân cống hiến xuất sắc cho ngành xuất bản và đang làm danh sách đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông tặng bằng khen cho các cá nhân này.

Hiện tại, tư nhân được phép tham gia mọi khâu trong ngành xuất bản, chỉ còn lại một khâu là cho phép xuất bản thôi. Theo tôi, thực tế chưa “chín” đến mức độ cần đề nghị vấn đề tư nhân hóa xuất bản ở đây. Nếu cho phép NXB tư nhân ra đời mà vẫn với hiện trạng như hiện tại thì rồi cũng sẽ lại nảy sinh những vấn đề bán giấy phép, xuất bản lộn xộn như hiện tại. Chúng tôi đang đề nghị bổ sung một số hình thức xử phạt các sai phạm trong hoạt động xuất bản, in và phát hành. Vì hiện trạng quá lộn xộn nên trọng tâm trước mắt là hãy nhìn thẳng vào sự thật và tìm giải pháp khắc phục những yếu kém ở mọi khâu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo