xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điện ảnh không phải phương tiện kiếm tiền

Thùy Trang

Điện ảnh đơn giản là lối sống, là tư duy của chính con người bạn và bạn đến với nó bằng tiếng nói của trái tim mình

Tọa đàm “Cơ hội nào cho điện ảnh Việt Nam vươn ra thế giới?” do Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức diễn ra vào chiều 30-10 tại Trung tâm Thương mại SC Vivo City (TP HCM) mở ra tư duy mới cho giới làm phim Việt.

Quan trọng là sức bật

Buổi tọa đàm xoay quanh các nội dung: Nền công nghiệp điện ảnh của thế giới đang phát triển theo hướng nào? Đâu là ranh giới hợp lý để thỏa hiệp với thị trường khi làm phim giữa nghệ thuật và thương mại? Các yếu tố quan trọng tạo nên một bộ phim thu hút khán giả? Các công nghệ kỹ thuật số sẽ làm thay đổi thái độ của khán giả ra sao?

Chủ trì tọa đàm, Huân tước David Puttnam - Đặc phái viên của Thủ tướng Anh về thương mại tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, đồng thời là một nhà sản xuất phim có nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá - đã thẳng thắn chia sẻ: “Nếu muốn trở thành nhà làm phim hay thì đây chỉ là một phần của nền công nghiệp điện ảnh, các bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình có đủ đam mê để đến với điện ảnh hay không? Bởi theo quan điểm của tôi, điện ảnh không phải là công việc và nó lại càng không phải phương tiện để bạn kiếm tiền. Nó đơn giản là lối sống, là tư duy của chính con người bạn và bạn đến với nó bằng tiếng nói của trái tim mình”.

 

Cảnh trong phim “Đập cánh giữa không trung”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp, chỉ mang tính minh họa)
Cảnh trong phim “Đập cánh giữa không trung”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp, chỉ mang tính minh họa)

 

Nhiều vấn đề được ông David Puttnam đề cập trong buổi tọa đàm với tư cách là nhà làm phim. Theo ông, làm điện ảnh, chúng ta cần quan tâm đến một yếu tố quan trọng, đó là “sức bật”. Minh chứng cho điều này, ông David Puttnam đưa ra biểu đồ hiển thị doanh thu của điện ảnh Mỹ trong 30 năm qua. Theo đó, ở thời kỳ đầu, thậm chí là giữa của giai đoạn 30 năm trở lại đây, các rạp chiếu phim gần như thuộc quyền sở hữu của Hollywood; tức là doanh thu của các rạp chiếu phim ở Mỹ luôn đứng hàng đầu nhưng ở giai đoạn cuối, những năm gần đây, doanh thu cao của các rạp chiếu phim thuộc về Trung Quốc. Ông lý giải: “Điều đó không có nghĩa Hollywood đi thụt lùi trong nền công nghiệp điện ảnh nhưng nó cũng bao hàm về sức bật đột phá của điện ảnh Trung Quốc. Chúng ta nên tin tưởng vào khả năng của chính mình nhưng để có được sức bật, nền điện ảnh Việt Nam cần biết kiên nhẫn và cả chịu đựng những gì đang diễn ra xung quanh, thậm chí là những điều trì trệ làm cho mình xuống dốc”.

Cân bằng giữa công chúng và cái tôi nghệ sĩ

Đạo diễn, diễn viên Công Ninh đưa ra thắc mắc: “Nhưng làm thế nào để chúng tôi xác định được đường đi của mình khi dòng phim nghệ thuật và thương mại đang đứng ở 2 thái cực khác nhau?”.

Ông David Puttnam nói: “Nếu để mình phải băn khoăn trước 2 vấn đề thương mại và nghệ thuật, tức là bạn thất bại”. Theo ông, nếu một nhà làm phim tự đặt bản thân vào vòng kim cô, phim này có doanh thu bao nhiêu hay khán giả sẽ đánh giá thế nào về chất lượng nghệ thuật của phim thì rõ ràng anh đã thất bại. Bởi lẽ, đánh giá chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm điện ảnh là công việc của giới phê bình hay nhà quản lý; lo lắng về vấn đề doanh thu lại là việc của đơn vị kinh doanh. Còn với tư cách một nhà làm phim, việc cần làm là khán giả phải đến đầy rạp và họ thấu hiểu được thông điệp mà bộ phim đem lại.

Một trong những điều mà ông David Puttnam biết chắc mọi người sẽ đánh dấu hỏi khi bộ phim Việt Nam mà ông rất thích là “Để Mai tính”. Nhiều người đã hỏi ông rằng tại sao lại thích một phim thuần giải trí và yếu kém về giá trị nghệ thuật như thế nhưng chính bản thân ông cũng không thể lý giải vì sao khi với tư cách là một khán giả, ông thấy thích với thông điệp mà bộ phim đem đến.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa nhà làm phim phải nương theo thị hiếu khán giả để kéo họ đến rạp. Điều mà một nhà làm phim cần hiểu là họ phải biết lắng nghe nhu cầu của khán giả, của xã hội và chuyển tải thành thông điệp bằng ngôn ngữ điện ảnh. “Tức là bạn không thỏa hiệp với khán giả cũng chẳng thỏa hiệp với bản thân. Phải biết làm cho khán giả và cả bản thân thú vị với sản phẩm của mình” - ông David Puttnam nhấn mạnh.

Nhiều cách gửi thông điệp

Các bộ phim do ông David Puttnam sản xuất đã giành được 10 giải Oscars, 25 giải BAFTA và giải Cành cọ vàng tại Liên hoan Phim Cannes. Ông cũng từng là CEO của Columbia Pictures, Phó Chủ tịch của Viện Hàn lâm Điện ảnh và Truyền hình Vương quốc Anh (BAFTA). Thành tích đó không có nghĩa ông David Puttnam được đặc quyền có thể đem bất cứ thứ gì ông muốn nói lên màn ảnh rộng. Ông cũng kinh qua nhiều phen nhức đầu bởi khâu kiểm duyệt. Tuy nhiên, với ông, để vượt qua mọi rắc rối của khâu kiểm duyệt, nhà làm phim có nhiều cách để lách và hiệu quả nhất chính là chuyển tải thông điệp một cách tinh tế. Theo ông, có những vấn đề gai góc của xã hội mà không phải lúc nào cũng được nhìn nhận một cách trơn tru. Vậy nên, thay vì đề cập nó một cách trực diện, hãy mượn một phương thức nào đó để chuyển tải một cách tinh ý nhất. Một trong những bộ phim mà ông cho rằng đạt đến trình độ cao của khả năng chuyển tải tinh ý là “Thu Cúc đi kiện” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. “Ông ấy (Trương Nghệ Mưu) đã nhờ người đẹp Củng Lợi kể câu chuyện của cô trên phim. Một người đẹp lại nổi tiếng, dĩ nhiên câu chuyện của cô ấy sẽ cực kỳ hấp dẫn. Cách làm này không chỉ giúp cho “Thu Cúc đi kiện” không bị ngăn cản ở đất nước Trung Hoa mà còn vươn ra thế giới với tiếng vang không hề nhỏ” - ông David Puttnam nói.

 

Nên tập trung vào chuyên môn

“Làm thế nào để phim Việt có thể ra thế giới?”, chủ đề của tọa đàm cũng là nỗi băn khoăn của khách mời (gồm các đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất phim Việt) đặt ra với ông David Puttnam. Ông bảo hãy tìm đến các liên hoan phim và đừng bao giờ nghĩ rằng tài chính chiếm vị trí quan trọng trong việc đưa phim của bạn ra thế giới. Hãy nhìn vào câu chuyện của James Cameron, ông ấy đã là một người vô gia cư khi làm nhà biên kịch và viết kịch bản phim. Đó là người đã chấp nhận bán kịch bản phim của mình giá 1 USD với điều kiện cho ông ấy được làm đạo diễn nó. Và hãy nhìn xem, ông ấy đã thành công thế nào hôm nay. “Điều chúng ta cần làm là chỉ lo về chuyên môn mà bạn đảm trách. Tôi tin bạn sẽ có cơ hội khẳng định mình. Ngay cả với nền công nghiệp điện ảnh Anh quốc, chúng tôi cũng mất một khoảng thời gian dài để chứng minh và được thừa nhận như ngày nay” - ông David Puttnam nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo