xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đinh Cường về cõi vô thường

Hồ Đăng Thanh Ngọc

Họa sĩ Đinh Cường vừa ra đi vào khoảng 21 giờ 40 phút ngày 7-1 (giờ Mỹ) trong sự thảng thốt, bàng hoàng tiếc thương của bạn bè, học trò và công chúng

Họa sĩ Đinh Cường sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một (Sông Bé cũ, nay là Bình Dương). Định mệnh đã khiến ông sống dịch chuyển đây đó rất nhiều nơi ngay từ thuở thiếu niên. Ông từng sống ở Huế, Đà Lạt, Đơn Dương, Bình Dương, TP HCM và cuối đời ở tiểu bang Virginia - Mỹ nhưng như dịch giả Bửu Ý, người bạn thân của ông, nói: “Đinh Cường đâu, Huế đó” - không gian Huế ám ảnh vào tranh Đinh Cường rất dữ dội, như định mệnh, không thể khác…

Tác phẩm “Để nhớ Huế” của Đinh Cường
Tác phẩm “Để nhớ Huế” của Đinh Cường

Thuở nhỏ, Đinh Cường học Trường Petrus Ký (Sài Gòn, 1951-1957). Sau đó, ông tìm cách ra Huế học hội họa vì muốn được tiếp cận với những hệ thẩm mỹ thế giới đương đại mà thời ấy đang là xu hướng thịnh hành ở đất cố đô. Tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Huế năm 1963, sau đó ông tốt nghiệp giáo khoa hội họa Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1964. Ông từng giảng dạy ở Trường Đồng Khánh (Huế), Trường Mỹ thuật Huế; từng có khoảng 30 lần triển lãm độc lập và trên 20 lần triển lãm chung.

Tại phòng tranh Gác Trịnh (Huế), họa sĩ Đinh Cường (giữa) trao kỷ vật quý về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho tác giả bài viết - Hồ Đăng Thanh Ngọc (bìa trái). Bìa phải là họa sĩ Phan Ngọc Minh. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Tại phòng tranh Gác Trịnh (Huế), họa sĩ Đinh Cường (giữa) trao kỷ vật quý về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho tác giả bài viết - Hồ Đăng Thanh Ngọc (bìa trái). Bìa phải là họa sĩ Phan Ngọc Minh. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Cuộc triển lãm đầu tiên cùng với họa sĩ Lê Văn Tài tại Huế vào năm 1965 đã đặt dấu ấn tranh Đinh Cường trong lòng công chúng. Theo Bửu Ý, triển lãm này cũng mở đầu cho “văn hóa mua tranh” tại Huế với việc Nguyễn Hữu Châu Phan mua bức “Donmaine de Marie Dalat”. Năm 1967, họa sĩ Đinh Cường triển lãm cá nhân tại Trung tâm Văn hóa Pháp với bài giới thiệu bằng tiếng Pháp cực hay của Đỗ Long Vân… Năm 1971, cuộc triển lãm chung giữa Đinh Cường và Tôn Thất Văn tại Huế đã thành công rực rỡ, công chúng đến xem rất đông và số tranh được sưu tập cũng rất nhiều. Sau đó, Đinh Cường còn triển lãm ở Đà Lạt, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… cùng với nhiều họa sĩ tên tuổi: Vĩnh Phối, Tôn Nữ Kim Phượng, Tôn Thất Văn, Trịnh Cung… Cuối năm 2014, ông có những cuộc triển lãm tại Gác Trịnh (Huế), Đà Lạt, TP HCM cùng với họa sĩ Phan Ngọc Minh, Thân Ngọc Minh. Đó là chuyến trở về theo lời “xúi giục” của người bạn gái trong nhóm năm xưa có tên Siphani. Ông bày tranh và cùng Bửu Ý thăm lại chốn xưa ở Đà Lạt, B’lao, Dran… Đó cũng là chuyến trở về sau cùng của Đinh Cường dù rằng ông đã ấp ủ thêm một chuyến trở về bày tranh khác nữa, cùng với tranh của Trịnh Công Sơn - bạn ông.

Bức tranh nào cũng được Đinh Cường vẽ với sự xúc động tận cùng, khiến người xem bị cuốn hút lạ lùng và có cảm giác ngập chìm trong hạnh phúc được cảm nhận mơ hồ từ phần sâu thẳm ở phía sau bức tranh. Đinh Cường hay vẽ những người phụ nữ mảnh mai với những chiếc cổ dài, cánh tay dài, ngón tay dài u buồn đan thanh nét cô đơn bàng bạc. Những hình hài ấy khiến ta nhớ đến người bạn của ông, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với cách nhìn về người phụ nữ đẹp “vai em gầy guộc nhỏ”, “ngón tay em gầy”… Thế hệ vàng của Huế gồm Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Ý, Bửu Chỉ với hệ thẩm mỹ khác biệt kiểu như thế đã làm nên những giá trị riêng biệt cho văn học nghệ thuật Huế và Việt Nam.

Từ rất sớm, Đinh Cường đã hướng về hội họa hiện đại và trừu tượng. Ở tranh trừu tượng, khởi đi từ những năm 1960-1970, lúc đất nước còn trong tao loạn, những bức tranh của ông phản ảnh của tâm trạng xót xa của những tâm hồn đã luôn bất an, như Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận xét: “Bất an trước bản chất vô thường của cuộc đời, trước những phù phiếm của sự sống và dĩ nhiên đó cũng là nỗi bất an của một lớp người tự thấy bất lực trước những đau khổ của mình và của xứ sở”…

Những năm sau này, ngoài vẽ tranh ông còn làm rất nhiều thơ, những bài thơ Tân hình thức đầy cảm động trong không gian nhớ bạn. Phòng tranh cuối cùng ông bày nơi Gác Trịnh hồi tháng 11-2014 đầy ắp bóng dáng bạn bè: Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Tuệ Sĩ, Bửu Chỉ, Bửu Ý… Những con người đó, cùng ông, ra đi và để lại những báu vật không thể thay thế trong kho tàng văn hóa dân tộc.

Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói về cái sự đi của Đinh Cường: “Rong chơi là một thứ kinh vương giả trong tâm hồn Ðinh Cường. Cứ lên đường, dù cao nguyên dù biển, là đã nghe thấy trong Cường vang lên một tiếng reo vui mãn nguyện. Ði không chỉ là sứ mệnh của đôi chân, mà đi, với Cường, là lòng ngưỡng vọng linh thiêng về một tiếng gọi”. Lần này thì ông thật sự ra đi, với một người nặng lòng với bè bạn như ông, chắc ông sẽ lại bày giá vẽ cùng Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ nơi đồi núi hoang vu nào đó. Như ngày xưa, tại Gác Trịnh, ông đã cùng Trịnh Công Sơn, Bửu Chỉ vẽ chung bức tranh, trên một chiếc ghế cũ càng…

Giã biệt một tài năng của hội họa Việt Nam!

Báu vật của ký ức

Riêng với Đinh Cường, Bửu Ý đánh giá: “Mỗi phòng tranh của Đinh Cường là một dịp hồi hướng, ôn lại chuyện cũ, các chặng đường, lấp ló nét thành quách được bồi tiếp dày hơn, rúm ró hơn, dập lên dập xuống, từ đó nứt nẻ ra một dáng mai như đóng đinh vào thời gian, không trẻ lại nhưng không già thêm, để làm báu vật trong viện bảo tàng của ký ức mà sẽ không có ai, sẽ không có việc gì có thể tranh đoạt được của Đinh Cường”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo