Với các nước Âu Mỹ, nơi ngành công nghệ giải trí phát triển sớm, nghề DJ đã bắt đầu từ thập niên 60. Mãi cho đến những năm gần đây tại Việt
Nhiều bạn trẻ mơ ước thành DJ chuyên nghiệp
18 giờ, vũ trường Spaceship đã chật ních người. Những cô gái 19, 20 ăn vận bình dị, chen trong đám đông là những chàng trai to cao thời trang kiểu hip-hop với quần thụng, giày thể thao và mũ len trùm đầu. Những âm thanh điện tử vang lên, pha lẫn tiếng “bleep”, “bloop”, vui nhộn, tràn đầy sinh khí... Đêm 20-2, chúng tôi ước lượng gần 2.000 bạn trẻ đổ xô đến nơi chật chội này để được tai nghe mắt thấy cuộc so tài của những tay DJ từ nhiều nơi quy tụ: TPHCM, Bình Dương, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng... Gần 5 tiếng đồng hồ tại đây là các màn phô diễn tài nghệ DJ trong nhiều phong cách nhạc khác nhau đang thịnh hành khắp thế giới: Tribal Hour, Progressive House, Trance & Hard Trance, Techno đến Hiphop... Việc pha chế âm thanh không ngừng nghỉ như vậy đã hoàn toàn mê hoặc và lôi cuốn người chơi trong các cảm xúc mới lạ, đầy hào hứng.
Đây chỉ là một buổi off-line (hoạt động ngoại tuyến) của diễn đàn DJ, trực thuộc một trang web chuyên về âm nhạc trên mạng. DJ nhanh chóng trở thành thần tượng của giới trẻ, tác động và lôi cuốn nhiều người hăm hở bước vào con đường DJ chuyên nghiệp từ sau cuộc thi Tìm kiếm tài năng trẻ DJ Việt
Một nghề không... dễ
Thoạt nhìn, như thể DJ là một công việc hết sức đơn giản: với hình ảnh của một người đứng sau dàn mix, tai đeo headphone, luôn tay trên các bàn xoay đĩa, thân thể đu đưa, thỉnh thoảng miệng hét to những tiếng... khó hiểu, xốc đám đông phía dưới hò reo và nhảy nhót theo điệu nhạc. Không chỉ là các thao tác lựa chọn, ráp nối các bản nhạc có sẵn, một tay DJ chuyên nghiệp trước hết là người biết tạo ra một dòng nhạc kéo dài nhiều giờ, phải giao lưu tốt với khán giả, nắm bắt tâm lý của họ để đổi bài, giữ không khí luôn sôi động và gia giảm âm lượng hợp lý. Đặc biệt nhất là tránh tuyệt đối các trường hợp bị “đạp nhạc” hay “đá ghế” – tiếng lóng của dân trong nghề ám chỉ trường hợp bị người nghe nhận ra được mối nối giữa hai bản nhạc. Một DJ giỏi nghề phải biết biến hóa những âm thanh kỳ quái nhất như tiếng đĩa bị trầy xước, hoặc tiếng còi xe hơi, tiếng cưa rọt rẹt, tiếng ồ ồ của máy móc bị hỏng hóc... thành một thứ âm nhạc dễ nghe. Gọi “phù thủy” là lẽ như vậy!
Cho đến nay, DJ Việt Nam vẫn chỉ tồn tại theo dạng nghề truyền nghề! Có DJ kiếm mỗi tháng hơn chục triệu đồng là thường, nhưng chẳng thấm vào đâu vì luôn phải đầu tư rất nhiều để nuôi nghề. Đầu tiên là việc sưu tập các đĩa nhạc mới, nhạc độc. Một tay DJ có 3.000 - 4.000 đĩa nhạc – từ CD đến đĩa nhựa, là chuyện thường. Tuy nhiên, vì luôn cập nhật trong điều kiện khó khăn hiện nay, nên chuyện... chôm đĩa của nhau cũng xảy ra không ít. Người làm DJ bị suy giảm thính giác ngày một tăng theo tuổi nghề.
DJ Việt Nam không thua DJ các nước
Ở các nước trên thế giới, tuy chỉ phát triển mạnh từ đầu những năm 1980 nhưng DJ đã mang đầy đủ vóc dáng và yếu tố cần thiết của một nền công nghiệp âm nhạc: từ việc ký kết hợp đồng sản xuất album với những hãng băng đĩa lớn, đến việc sản sinh ra các chuyên ngành khác chế tạo thiết bị hỗ trợ cho nghề DJ, làm live-show và festival âm nhạc hoành tráng tại các sân vận động. Bản thân DJ cũng được công nhận là những nghệ sĩ thực thụ, như Grammy hằng năm thường trao giải cho các DJ kiệt xuất hoặc những bản mix hay nhất.
Trong chuyến sang Việt Nam, Paul Oakenfold, DJ hàng đầu thế giới, đã nói về những DJ trẻ Việt Nam: “Tôi thấy trình độ và kỹ năng của họ chẳng khác gì DJ ở các nước khác, nhất là trong khu vực. Khâm phục hơn là những DJ này phải mix với nguồn nhạc vô cùng hạn chế, khiến họ cật lực hơn so với các đồng nghiệp Anh hay Bắc Mỹ – nghĩa là phải sáng tạo gấp đôi mới có thể chơi trong hàng giờ liền mà không làm cho khán giả chán!”. Đặc biệt, ông khen ngợi DJ Việt Nam Nguyễn Đình Mỹ Quyên. Hiện cô chiếm giữ vị trí DJ trẻ số một trong nước, đang làm việc cho vũ trường New Phương Đông!
Ngoài Phát P lão làng ra, giới DJ luôn kính nể khi nhắc tới Long tóc dài, hiện giữ vai trò trụ cột của bar Lê Minh (Q.6), hay DJ Hoàng, làm việc ở Spaceship, DJ Vy (Bar CoCo - Trần Hưng Đạo)... Cũng có không ít DJ trẻ vừa làm nghề vừa tiếp tục con đường học vấn như Tuấn Thành, 25 tuổi, biệt danh DJ “hiếu chiến”. Anh hiện là sinh viên khoa xây dựng (ĐH Bình Dương), kiêm luôn vai trò quản lý diễn đàn DJ của www.yeuamnhac.com. Tuân Thànhë gây được ấn tượng cho người nghe khi tạo ra những âm thanh sôi động từ dòng hip-hop, một thể loại được xem là khó mix nhất.
Không chỉ dừng lại ở việc remix nhạc có sẵn, những DJ tuổi nghề thâm niên hiện nay đang làm nhiều công việc khác liên quan mật thiết với âm nhạc: lập ban nhạc, dựng phòng thu, hòa âm phối khí, điều hành ca sĩ... Và, đích đến của họ vẫn là làm ra những bản nhạc của chính mình.
Bình luận (0)