xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đốt tiền tỉ qua liên hoan, hội diễn: Học hỏi được gì?

THANH HIỆP

Mỗi lần tổ chức liên hoan, hội diễn gây lãng phí rồi nói rút kinh nghiệm làm lại lần sau là xong, không ai chịu trách nhiệm cả

Do quan điểm phân bổ liên hoan, hội diễn về đều khắp các địa phương của Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã khiến những ngày hội của những người làm nghề với công chúng trở nên áp đặt, giả tạo.

Có được xem đâu mà học ?

Đạo diễn trẻ Nguyễn Thành Chánh Trực, Sân khấu Kịch Phú Nhuận, nói: “Chúng tôi chẳng học hỏi được điều gì khi quanh đi quẩn lại chỉ có bấy nhiêu cách xử lý không gian, bấy nhiêu bục bệ, chưa kể tình trạng “đại ca” này xơi của học trò vài mảng miếng, “đại ca” kia xào nấu nhạc từ những vở của hội diễn trước.
img
Các nghệ sĩ sân khấu Kịch Phú Nhuận tại Liên hoan Sân khấu Kịch
nói chuyên nghiệp toàn quốc 2012 diễn ra ở Huế. ẢNH DO NGHỆ SĨ TRONG ĐOÀN CUNG CẤP
Quan trọng hơn là nghệ sĩ sẽ học được điều gì từ liên hoan khi mà mỗi địa phương có những điều kiện cơ sở vật chất,  phương tiện kỹ thuật khác nhau. Vở diễn được dựng tại TPHCM với kiểu xử lý không gian mang tính sáng tạo nhưng mang ra đến địa phương khác là phải thay đổi, chưa nói đến hiệu ứng âm thanh quá kém”.

Nghệ sĩ Hải Yến, Đoàn Cải lương Đồng Tháp, nói: “Muốn ở lại xem các vở diễn của các đoàn bạn nhưng không thể vì đoàn đi dự thi tốn kém tiền khách sạn, ăn ở, chi phí đi lại rất nhiều, làm sao có thể ở lại suốt một mùa hội diễn. Tối thi xong, cả đoàn lên xe về ngay, có kịp xem được vở nào đâu mà học với hỏi?”.

“Mỗi lần tổ chức liên hoan, hội diễn gây lãng phí tiền đóng thuế của nhân dân rồi nói rút kinh nghiệm làm lại lần sau là xong, không ai chịu trách nhiệm cả?”- nhiều nghệ sĩ đã đặt vấn đề như vậy.

Không coi trọng giá trị nghề

Nhưng điều khiến cho anh chị em nghệ sĩ của nhiều lĩnh vực chạnh lòng là nghệ sĩ đến các mùa hội diễn, liên hoan chỉ cố kiếm bổ sung cho đủ bộ sưu tập huy chương để được xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND. Không ít chuyện dở khóc dở cười trong hậu trường của cuộc tranh đua này đã làm đắng lòng người làm nghề.
Còn nhớ tại Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2004, NSND Lê Hùng “đứng tên” 6 trong tổng số 15 vở có mặt tại cuộc chơi năm đó. NSND Doãn Hoàng Giang, NSƯT Xuân Huyền  làm đạo diễn gần hết các vở còn lại. Đến Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu có 5 vở diễn, NSND Lê Hùng có 3 vở diễn. Không phải các đơn vị nghệ thuật không tin người trẻ mà vì vở dự thi phải có huy chương mang về mới được rót kinh phí hoạt động hằng năm. Vì vậy, mới có chuyện “mưa huy chương” tại các kỳ hội diễn.

Chưa nói đến việc mỗi mùa liên hoan là mỗi mùa “kiếm tiền, kiếm danh” của một số người mang tiếng tâm huyết với nghề nhưng lại có sẵn một ê kíp, một đường dây công nghệ bao thầu trọn gói dựng vở dự liên hoan với số tiền thù lao rất cao.

Đau hơn là sau mỗi kỳ liên hoan, hội diễn, nghệ sĩ không còn khao khát được cống hiến, được làm nghề một cách trong sáng, đúng nghĩa. Bởi giá trị nghề không được coi trọng bằng những tấm huy chương phải kiếm được với mọi giá.  Sự khước từ không tham gia của 2 đơn vị sân khấu xã hội hóa được xem là mạnh tại TPHCM, có nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị -IDECAF và Hoàng Thái Thanh -đã nói lên điều đó.
Nghệ sĩ Ái Như nói: “Chúng tôi không buồn khi đứng ngoài cuộc chơi, bởi không muốn mình bị thui chột niềm khao khát làm nghề trong sáng”. Còn với NSƯT Thành Lộc: “Khán giả của chúng tôi mới là ban giám khảo chính xác nhất”.

Đạo diễn Đăng Nhân (Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM) ví von: “Học hỏi gì khi người ta thích ăn cơm hến, mình lại buộc ăn phở Sài Gòn? Hiệu ứng của khán giả quan trọng lắm, khán giả mua vé khác với khán giả nhận vé mời”.

Có huy chương mới có tiền trả nợ

Các đơn vị hoạt động ở những lĩnh vực nghệ thuật khác chuẩn bị bước vào liên hoan như: cải lương, tuồng, chèo, ca múa nhạc, xiếc - ảo thuật cũng có tâm trạng lo lắng, trước hết là kinh phí. NSƯT Đặng Hùng, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen, cho biết: “Năm nay, Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc sẽ tổ chức tại Đắk Lắk.
Mỗi mùa liên hoan, hội diễn, nhà hát chúng tôi đầu tư kinh phí khoảng 1,6 tỉ đồng. Năm nay chưa nghe UBND TPHCM có chủ trương cấp kinh phí không nhưng trước mắt vẫn vay nợ để dựng chương trình đi dự liên hoan. Tối 2-8, chúng tôi sẽ diễn báo cáo chương trình cho Cục Nghệ thuật Biểu diễn duyệt trước khi lên đường dự thi từ ngày 12 đến 20-8.
Vì tổ chức ở xa nên phải thuê ô tô chở cảnh trí, diễn viên, chi phí ăn ở, vận chuyển rất tốn kém. Ở mùa hội diễn trước, chúng tôi cũng bỏ tiền túi để tham dự, sau đó hơn một năm mới nhận lại được kinh phí của TP cấp khi nhà hát được nhận HCV toàn đoàn và 9 huy chương cá nhân. Lần này cũng hơi lo, vì nếu không đoạt HCV thì không biết lấy tiền đâu để trả nợ”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo