xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dư âm bài báo Xem phim Vòng nguyệt quế: Không tìm thấy điều gì tốt đẹp ở bộ phim!

 

LTS: Khán giả thật sự phẫn nộ khi xem bộ phim Vòng nguyệt quế, đang phát sóng trên VTV1. Sau bài Xem phim Vòng nguyệt quế: Khập khiễng, thiếu thực tế trên báo NLĐ ngày 16-7, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến...

Bộ phim muốn nói điều gì?

Những phim được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam thường phải có nội dung tốt, đề cao tính nhân văn, tính chịu khó, chịu khổ vượt qua thử thách trong cuộc sống... của con người Việt Nam. Có câu hỏi này mong Đài Truyền hình Việt Nam và đạo diễn Mai Hồng Phong trả lời giúp chúng tôi là: Qua bộ phim Vòng nguyệt quế, Đài Truyền hình Việt Nam và đạo diễn Mai Hồng Phong muốn mọi người thấy điều gì ở giới nhà văn, nhà báo Việt Nam?

Tập thể SV _(Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)

Chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm!

“Nếu như Đèn vàng và Luật đời mang tính chính luận thì Vòng nguyệt quế lại là một lăng kính nhìn đời khác. Các nhân vật chính trong Vòng nguyệt quế đều là những người cầm bút. Họ đã và đang vào cuộc dấn thân trong sự nghiệp, trong tình yêu của chính mình. Nội dung phim chủ yếu xoay quanh mối tình tay ba Hân, Thái, Quang, những văn sĩ mới vào nghề. Tuy nhiên, tôi không có tham vọng sẽ tạo nên hình ảnh của thế hệ các nhà văn trẻ hôm nay mà tôi muốn gửi những thông điệp một cách tự nhiên, giản dị về cuộc sống của chúng ta”. Đây là câu trả lời phỏng vấn của đạo diễn Mai Hồng Phong cách đây không lâu trên báo, trước khi bộ phim Vòng nguyệt quế phát sóng. Chúng tôi đã gần như mong chờ phim để được xem. Nhưng... hỡi ôi chỉ toàn là những lời quảng cáo, càng xem càng tức, giới nhà văn bây giờ được khắc họa bởi những nhân vật, tính cách ăn chơi trác táng, lừa bịp hơn là một cây bút tương lai như lời quảng cáo từ đầu. Tôi cũng là một trong những đội ngũ trẻ chuẩn bị bước vào các diễn đàn văn thơ, tôi cảm thấy như bị xúc phạm khi phim bôi nhọ đời sống của các văn nghệ sĩ, muốn sáng tác là phải thác loạn chăng? Đầy ắp những câu hỏi đặt ra khi các nhân vật bước đi theo những thước phim. Liệu những đội ngũ nhà văn viết kịch bản này có đời sống lành mạnh không hay họ chỉ là những người mang tên mình ra để làm xấu mặt các nhà văn nói chung. Hoặc giả họ là những người rởm đời chuyên thực hiện những trò trái khuấy rồi gặp thời đưa tác phẩm mình lên truyền hình để khoáy động tầng lớp trí thức tương lai. Tôi đồng ý với cách nhìn nhận của tác giả Tiểu Quyên, phải chấm dứt ngay những trò kệch cỡm nhằm bôi nhọ một thế hệ nhà văn trẻ! Chúng tôi luôn là những cây bút trẻ, tuy non nghề nhưng đạo đức không bị đánh mất.

Nguyễn Nhật Lê _(nhatlenguvan@yahoo.com.vn)

Coi thường người xem

Tôi làm báo cũng khá lâu, đã là thủ trưởng một vài cơ quan báo chí nhưng chưa từng thấy một nhà văn trẻ nào ngang bướng với cha mẹ, xấc xược với người lớn tuổi, với bạn bè, sống buông thả như Đông Bích; chưa thấy nhà thơ trẻ nào xuất chúng lại bi đát, chán đời, bế tắc như Thái; chưa thấy một dịch giả có tiếng, tổng biên tập lại đàng điếm cả trong đời cũng như trong văn đàn... như ông tổng biên tập trong phim. Có thể trong thực tế cũng có một vài nhà văn, nhà báo, tổng biên tập như vậy. Nhưng không thể lấy cái cá biệt ấy để xây dựng hình tượng nhân vật của một tác phẩm nghệ thuật. Có lẽ tác giả kịch bản và nhất là đạo diễn thiếu vốn sống thực tế, thiếu hiểu biết về những người làm văn, thơ, báo, xuất bản sách. Những tình tiết dẫn dắt câu chuyện éo le, nhùng nhằng, gượng ép... đến mức khó chịu. Người xem cảm thấy khó chịu, bị coi thường.

Nhà báo-TS Phí Văn Kỷ (phố Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội)

Sao không nghiêm túc kiểm duyệt?

Một bộ phim kém về diễn xuất, nghèo nàn về nội dung, không có tính giáo dục nếu không muốn nói là dạy cho thế hệ trẻ làm những điều không hay như vậy mà nhà đài lại ra sức quảng bá. Có phải vì lợi nhuận về kinh tế hay khi duyệt đã có chút nể nang hoặc trót nhận ra tay ủng hộ? Thời gian qua, nhà đài đã có những bài học về chương trình Chia tay Vàng Anh rồi, sao không nghiêm túc kiểm duyệt kỹ rồi mới phát sóng. Nên lắng nghe dư luận để có những bộ phim tốt hơn.

Bùi Công Quang _(Trường ĐH Thủy lợi, Hà Nội)

Một kiểu lãng phí của công

Phim Vòng nguyệt quế đang phát sóng trên VTV1 là một điển hình của sự lãng phí, đây là phim của Nhà nước, sử dụng tiền công để nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí của người dân, nhưng lại bị quá nhiều lỗi trong ấy. Tôi không hiểu vì sao nội dung phim như thế lại được ban thẩm định nội dung của Đài Truyền hình Việt Nam cho qua và phát sóng liên tục trong thời gian qua, giới văn nghệ sĩ ngoài đời có thật là như thế không, câu trả lời quá rõ ràng là không. Họ là những con người khác nhau về cấu tạo hình thể, thể chất và tính cách, nhưng họ lại có chung một quan điểm là cống hiến cho nền văn học đương đại. Thế mà Vòng nguyệt quế lại bôi nhọ họ không tiếc lời. Như vậy phim có đi đúng thực tế hay không. Những phim chất lượng kém như thế này sản xuất ra để làm gì? Hay chỉ là kiếm cách để tiêu tiền của dân?

Xuanhoangthilienxuan@ hotmail.com

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo