xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch ăn theo phim bom tấn

Thùy Trang

“Du lịch điện ảnh” là khái niệm ngày càng trở nên quen thuộc trong ngành “công nghiệp không khói” khi hình thức kinh doanh này có thể giúp nhiều địa danh tăng lượng khách lên đến 300%

Khi đạo diễn Ridley Scott thực hiện bộ phim bom tấn “Gladiator” (Võ sĩ giác đấu) với các cảnh quay tại Đấu trường La Mã (Ý) và lập kỷ lục doanh thu phòng vé, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách khắp thế giới.

Du lịch điện ảnh

Sức hút của tour du lịch đến Đấu trường La Mã đơn giản đến từ những cảnh quay hùng vĩ và nhiều bí ẩn của địa danh này. Làm du lịch ăn theo phim ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong ngành du lịch. Không ngoa khi nói rằng chỉ cần vài cảnh quay trong một bộ phim bom tấn cũng có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với một chiến dịch quảng bá theo phương thức truyền thống.

Thậm chí, New Zealand đã chi 150 triệu USD để tài trợ quay bộ 3 phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”. Đổi lại, những địa danh của New Zealand trên phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, “The Hobbit”, “The Last Samurai”, “Whale Rider” và “Perfect Strangers” đều trở thành địa điểm du lịch hút khách. Ngành du lịch New Zealand thống kê lượng du khách đến đây tăng thêm mỗi năm. Riêng địa danh làng Hobbiton của Matamata trong “Chúa tể những chiếc nhẫn” đón khoảng 80.000 lượt khách tham quan mỗi năm.

img

Cảnh Việt Nam đẹp tuyệt vời trong phim “Kong: Skull Island”
Cảnh Việt Nam đẹp tuyệt vời trong phim “Kong: Skull Island”

Ba triệu trong số 30 triệu khách nước ngoài đến Anh vì những cảnh quay trong các bộ phim đình đám như “Harry Porter”, “Sherlock Holmes” hay “Kiêu hãnh và định kiến”. Địa điểm được ưa chuộng nhất là lâu đài Alnwick, nơi được chọn để dựng cảnh trường phù thủy Hogwart hay công viên Basildon, nơi nhiều phần của bộ phim “Kiêu hãnh và định kiến” được quay.

Thái Lan được người yêu điện ảnh biết đến từ sau các cảnh quay của phim “Điệp viên 007” từ năm 1974. Quần đảo Phi Phi thuộc Phuket sau khi lên phim “Nhiệm vụ bất khả thi” trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Vịnh Maya được lấy làm bối cảnh quay trong phim “Bãi biển” đã khiến nhiều du khách mong muốn tới nghỉ dưỡng. Khi bộ phim “The Beach” (Hòn đảo thiên đường) của đạo diễn Danny Boyle, với diễn xuất của siêu sao Leonardo DiCaprio, ra mắt, đảo Koh Phi Phi Leh (Thái Lan) trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Từ sau khi phim ra mắt, mỗi ngày đều có hàng chục chiếc tàu chở hàng ngàn du khách ra thăm đảo.

Ăn theo thế nào cho hiệu quả?

Sự kiện bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island” được quay tại nhiều danh thắng du lịch của Việt Nam đã làm dấy lên câu chuyện về việc quảng bá du lịch Việt Nam ăn theo hiệu ứng của bộ phim. Với những gì đang diễn ra, du lịch Việt Nam đã sẵn sàng đón tiếp du khách. Nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ khi chỉ khai thác cái sẵn có mà không có phương thức hỗ trợ quảng bá như nhiều nước đã làm. Nhất là khi cảnh đẹp Hạ Long, Ninh Bình hay Quảng Bình khi lên phim “Kong: Skull Island” gần như không thể nhận diện (đặc biệt với những người chưa từng biết đến những địa danh này) bởi hiệu ứng của kỹ xảo. Những video quảng bá, đại sứ du lịch hay ra mắt hàng loạt tour du lịch ăn theo phim thực tế cũng chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn.

Không có câu chuyện trong phim, những tòa lâu đài ở New Zealand không khác gì so với những lâu đài xung quanh. Sau loạt phim “Chúa tể những chiếc nhẫn”, website quảng bá du lịch của nước này treo ngay khẩu hiệu “Home of Middle - earth”. Khi bộ phim “The Hobbits” còn chưa quay xong, ngành du lịch New Zealand đã dành hẳn một mục rất dễ nhìn trên trang chủ để khoe với thế giới về việc nước này được chọn là bối cảnh chính của bộ phim. Hình ảnh ngôi làng xanh mướt cỏ truyền thống của người Hobbit nhờ thế nhanh chóng được du khách khắp thế giới nhận biết. Khi bộ phim bắt đầu được quay, ngành du lịch cũng đã thực hiện chiến dịch quảng bá lớn, không chỉ có các cảnh quan trong phim mà còn những điểm đến khác nữa ở New Zealand.

Nhiều địa danh chưa từng được biết đến đã trở thành điểm thôi thúc luồng khách du lịch. Khu “ổ chuột” ở Dharavi đã hoàn toàn lột xác thành điểm đến hấp dẫn của Ấn Độ sau khi bộ phim “Triệu phú ổ chuột” lấy bối cảnh chính quay tại Dharvi và giành giải Oscar năm 2009. Khu đền Ta Prohm ở Campuchia được khách du lịch tìm đến tham quan đông đảo ngay sau khi bộ phim “Bí mật ngôi mộ cổ” được chọn làm địa điểm quay. Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đón lượng khách lớn sau khi các bộ phim “bom tấn” là Taken 2 và Skyfall được quay. Ngoài sức hút tự thân của những địa danh được chọn làm bối cảnh trên phim, chính sách và nỗ lực của các quốc gia trong chiến lược kết hợp điện ảnh để quảng bá và thu hút du lịch mới là điều mang đến thành công.

Thái Lan có chủ trương rõ rệt về việc cho phép và tạo điều kiện cho các đoàn làm phim nước ngoài vào Thái Lan thuê bối cảnh. Thái Lan thiết lập một trang web để cung cấp các thông tin mời chào làm phim, hướng dẫn về thủ tục, thực hiện triển lãm lại các liên hoan phim quốc tế và tranh thủ các cơ hội để tạo thông tin kết nối, gửi bản tin văn hóa điện tử rộng rãi tới giới truyền thông trong nước và quốc tế, tận dụng hiệu quả các mạng xã hội, giới thiệu các địa danh được thực hiện cảnh quay. Hơn thế, Thủ tướng Thái Lan từng tiếp đạo diễn và những người tham gia bộ phim “Đi lạc ở Thái Lan” để cảm ơn việc bộ phim đã giúp tuyên truyền du lịch nước này, cho thấy sự trọng thị và đánh giá cao vai trò của phim ảnh trong việc quảng bá du lịch và hình ảnh quốc gia.

Mới đây, khi bộ phim “First They Killed My Father” của Angelina Jolie ra mắt tại quần thể đền Angkor Wat, Quốc vương Norodom Sihamoni của Hoàng gia Campuchia đã đích thân chủ trì buổi chiếu giới thiệu phim. Những người có liên quan đã làm việc cật lực hàng tháng trời để cho ra được những thước phim chân thật nhất về thời kỳ đau thương của dân tộc này dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tới dự buổi chiếu ra mắt còn có sự tham gia của Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk và các quan chức cấp cao trong chính phủ Campuchia.

Hàn Quốc cũng có chiến lược thu hút các nhà làm phim nước ngoài đến quay tại đất nước họ, tài trợ khoảng 20% chi phí làm phim cho các bộ phim nước ngoài quay ở đây. Bên cạnh đó, Hàn Quốc chủ động cử nhiều đoàn khảo sát tới các nước để giới thiệu và tìm kiếm cơ hội thu hút các đoàn làm phim.

Thực tế, du lịch ăn theo phim bom tấn không còn lạ trên thế giới. Thế nhưng, không có gì ăn theo mà “bền” nếu không có những hoạch định, chiến lược thực sự. Việt Nam đang có những lợi thế lớn khi gây được chú ý với thế giới nhưng để thu hoạch những hiệu ứng cụ thể, “bom tấn” hay đại sứ du lịch người nước ngoài vẫn chưa đủ để thu hút khi mọi thứ vẫn nằm ở thế bị động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo