xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa phim đến khán giả: Vẫn là bài toán đau đầu!

YẾN ANH

Sau những cuộc hội hè, hôm qua (22-11), cuộc tọa đàm mang tính chất nghề nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Liên hoan Phim (LHP) VN 15 đã được tổ chức. Tiếp tục đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi mà ở các LHP trước cũng như sau này luôn luôn làm đau đầu các nhà sản xuất phim, cuộc tọa đàm Làm thế nào để phim Việt Nam đến với khán giả đã nhận được sự tham gia của khá đông các đạo diễn, biên kịch...

Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm đã "nổ phát súng" đầu tiên tại cuộc hội thảo bằng bài tham luận có tên Người xem thứ nhất của mình. Dưới cái nhìn của nhà biên kịch này, phim có thành công hay không, đầu tiên phải do kịch bản. Nhà biên kịch phải hóa thân vào người xem thứ nhất, phải đưa tác phẩm điện ảnh chạm vào “sợi dây thần kinh của xã hội”, cuốn hút người xem. Đây xem ra cũng là điều hiển nhiên, bởi nói như diễn viên Phước Sang, điện ảnh muốn tồn tại, chỉ có con đường duy nhất là thỏa mãn nhu cầu khán giả. Về cơ bản, Phước Sang cũng như các hãng phim tư nhân phải đặt nhiệm vụ kinh doanh và nghệ thuật ngang nhau và mục đích duy nhất là phim làm ra cho khán giả chứ không phải thỏa mãn sự bay bổng của những triết lý xa rời thực tế.

Dưới cái nhìn của người có nhiều kinh nghiệm quản lý ở các hãng phim Nhà nước, đạo diễn Lê Đức Tiến cho rằng các hãng phim Nhà nước vẫn chưa thực sự nắm bắt được thị hiếu khán giả, và vì thế chưa làm chủ được thị trường. Theo ông Tiến, cần thay đổi quy trình cũ, phương pháp làm phim cũ bằng một quy trình mới, lấy nhu cầu của thị trường làm điểm xuất phát cho các dự án sản xuất phim. Đồng thời, phải tiếp thị, quảng bá để đạt các hợp đồng chiếu phim, bán phim trước khi sản xuất. Có chung những quan điểm với ông Lê Đức Tiến, đạo diễn trẻ Bùi Tuấn Dũng cho rằng “điều tuyệt vọng” đối với những bộ phim làm bằng ngân sách Nhà nước chính là không có chi phí cho quảng cáo. Một bộ phim được làm ra hoàn toàn xa lạ với khán giả, ngoại trừ một số ít người trong nghề biết đến, thì không thể nói là phim hướng tới công chúng. Không có kinh phí quảng cáo sẽ khiến cho việc định hướng khán giả thực sự bấp bênh. Chính vì thế mà một số đạo diễn đang chọn quay lại phong cách quen thuộc, đó là làm phim để hướng tới các kỳ liên hoan.

Tại buổi tọa đàm, đạo diễn Việt Linh cũng tỏ rõ sự buồn lòng vì điện ảnh vẫn chưa giành được sự quan tâm của các nhà quản lý. Dẫn chứng ở Pháp, chính phủ mua phim đoạt giải để đưa vào nhà trường, các CLB điện ảnh dạy trẻ cách làm phim từ bé. Còn ở Việt Nam, các CLB điện ảnh xây xong một thời gian là thành các quán ăn phục vụ đám cưới, đến giờ các nhà sách vẫn chưa có một tủ sách riêng dành cho điện ảnh. Tạo được một thói quen rất khó, và muốn Việt Nam có một thế hệ khán giả đi xem phim, theo đạo diễn Việt Linh, phải mất 50 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo