xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gần 40 NXB đang đối diện khó khăn

Hòa Bình

Nhiều người trong ngành thẳng thắn cho rằng nếu nhà xuất bản không đủ vốn, thiếu nhân sự, hoạt động yếu kém, sống èo uột thì không nên duy trì làm gì

Thông tin gần 40 nhà xuất bản (NXB) có nguy cơ dừng hoạt động theo điều chỉnh của Nghị định 195/2013/NĐ-CP, “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản” ban hành ngày 21-11-2013, đang gây xôn xao dư luận ngành xuất bản vì theo điều 8 của nghị định 195 về điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động, những đơn vị xuất bản trong “vòng nguy hiểm” này thuộc diện không đáp ứng, sẽ phải sáp nhập hoặc ngừng hoạt động sau ngày 31-8 tới.

Có hay không cũng chẳng sao

Khi hay tin NXB Âm nhạc có thể sẽ không còn hoạt động xuất bản, hơn 50% trong số 25 biên chế của đơn vị này sẽ phải nghỉ hưu sớm hoặc mất việc, số còn lại sáp nhập vào một nhà xuất bản khác, có lẽ những người đang làm việc trong NXB này buồn nhất. Thế nhưng, với công chúng và những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc lại gần như không quan tâm đến sự sống còn của NXB này. Bởi lâu lắm rồi, công chúng và giới âm nhạc quên mất vai trò của NXB Âm nhạc trong đời sống của họ. Sản phẩm nào của NXB này để lại dấu ấn trong lòng công chúng và người trong giới trong những năm gần đây, hầu như không ai biết. Giới làm nghề không còn coi NXB Âm nhạc là nơi họ có thể trông cậy để phát triển nghề nghiệp.

 

NXB Trẻ - một trong những NXB có năng lực hoạt động và quản lý xuất bản tốt nhất hiện nayẢnh: Thanh Tùng

NXB Trẻ - một trong những NXB có năng lực hoạt động và quản lý xuất bản tốt nhất hiện nay Ảnh: Thanh Tùng

 

Trong khi thực tế đời sống âm nhạc đang cực kỳ sôi động, các ca sĩ ra album đều đặn với mức đầu tư lên tới tiền tỉ, mỗi nhạc sĩ đều có những cách riêng để lựa chọn sự ra đời cho từng ấn phẩm của mình. Không cần NXB Âm nhạc thì các nhạc sĩ vẫn có những tập nhạc hoặc album cho riêng họ.

Nhạc sĩ Văn Ký - tác giả của “Bài ca hy vọng” - cười buồn tư lự: “Tôi thấy NXB Âm nhạc thực sự rất xa cách với tác giả. Là NXB của nhà nước, đúng ra họ phải quan tâm đến các tác giả cao tuổi và có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà rồi chủ động xây dựng các ấn phẩm làm nguồn tư liệu tham khảo cho các thế hệ sau. Nhưng họ chẳng làm gì cả. Các nhạc sĩ muốn in ấn hay ra đĩa, làm album đều phải trả chi phí cho họ như giá thị trường. Hiện nay, tôi đã gần 90 tuổi rồi, cũng đang muốn ra một tuyển tập các tác phẩm của mình khoảng hơn 200 bài hát, 320 trang bao gồm cả ảnh tư liệu mà cũng loay hoay, không biết làm thế nào”.

NXB Âm nhạc là một điển hình trong số gần 40 NXB đang trong tình trạng phải dừng “cuộc chơi” nếu các cơ quan chủ quản không tiếp tục cấp vốn hoạt động hằng năm với mức ít nhất 5 tỉ đồng. Nhiều ý kiến đặt vấn đề một NXB chịu trách nhiệm cấp phép và quản lý ấn phẩm với quy mô cả nước mà nhân sự thiếu và yếu, không lo nổi lấy 5 tỉ đồng vốn và hoạt động èo uột theo kiểu “chả làm gì” thì liệu có kiếm đủ tiền để trả lương cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hay lại ăn cả vào tiền vốn được cấp?

Không thể trông chờ “bầu sữa” bao cấp

Từ rất lâu, bất cứ công ty nào hoạt động trong lĩnh vực xuất bản cũng phải có vốn lên tới hàng trăm tỉ đồng và mỗi năm, một công ty làm ra cả mấy trăm đầu sách, hàng triệu bản in, chứ không đơn vị nào sống được nếu không thể làm ra 30 đầu sách/ năm, mỗi đầu sách lại chỉ hạn chế 1.000 bản như nhiều NXB hiện nay.

Cảnh thiếu vốn, thiếu nhân sự ở các NXB lâu nay đã khiến cho hình ảnh ngành xuất bản thời gian qua méo mó, khi có nhiều NXB chỉ ngồi “bán giấy phép”, hoạt động cầm chừng và gần đây liên tiếp xảy ra những sai phạm nặng nề liên quan đến năng lực trình độ quản lý xuất bản. Đứng trước thời hạn cấp đổi giấy phép 31-8 đang đến gần và nguy cơ bị dừng hoạt động, các NXB yếu kém chỉ trông chờ vào cơ quan chủ quản rót kinh phí nuôi dưỡng. Nhưng xem ra việc rót kinh phí bao cấp như lâu nay từ cơ quan chủ quản là không thể.

Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Phụ nữ - cho biết: “Vấn đề là ở nội lực của NXB thôi, quan điểm của chúng tôi là đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật của ngành xuất bản, đặc biệt là đối với khối NXB nhà nước. Ngành xuất bản cũng phải vận động theo quy luật cung cầu, đào thải của thị trường”. Theo bà Phượng: “Có thể thông cảm với các NXB chuyên ngành hẹp như NXB Âm nhạc hay NXB Thể dục thể thao… Nhưng mong cơ quan quản lý xác định rõ chuyên ngành hẹp như thế nào thì bao cấp; lĩnh vực nào mà nhà nước phải làm và trong số các NXB được bao cấp cũng cần xác định rõ hoạt động được thì mới tiếp tục bao cấp, các NXB còn lại cứ để hoạt động theo quy luật thị trường, phải chấp nhận những đợt rà soát, thậm chí tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn. Đã là thị trường thì phải tự vận động, tự cứu mình thôi”.

Mơ ước về một môi trường xuất bản tốt đẹp hơn, nhiều người trong ngành suy nghĩ rằng tại sao các NXB cứ ỉ lại, trông chờ vào “bầu sữa” của nhà nước? Tại sao không có một cơ chế công bằng hơn, ấn phẩm kinh doanh phải theo thị trường, ai làm tốt, phù hợp với thị trường thì người đó phát triển. Ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, giáo dục xã hội do nhà nước bỏ tiền đầu tư, lâu nay chỉ toàn chỉ định thầu, tại sao không có cơ chế đấu thầu để các đơn vị xuất bản đủ mạnh, có dự án tốt, nguồn lực tốt thắng thầu. Chỉ cần dừng hoạt động 40 NXB yếu kém thì đã có 200 tỉ đồng mỗi năm để đầu tư cho các dự án xuất bản do nhà nước đặt hàng. Như vậy, sẽ đỡ lãng phí tài sản công và cũng là cơ hội để các nhân sự giỏi từ những NXB yếu kém bước lên con đường mới tốt đẹp hơn.

 

Điều 8 của Nghi định 195/2013/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động của NXB:

1. Ngoài điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 4 điều 13 của Luật Xuất bản, NXB được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Trụ sở của NXB có diện tích từ 200 m2 sử dụng trở lên;

b) Có ít nhất 5 (năm) tỉ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;

c) Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.

2. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản NXB có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này.

3. Cơ quan chủ quản và NXB bảo đảm kinh phí hằng năm ít nhất 5 (năm) tỉ đồng, để NXB thực hiện nhiệm vụ xuất bản theo tôn chỉ, mục đích của NXB.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo