Ba nữ nghệ sĩ trên đã tham gia biểu diễn văn nghệ, giao lưu với các cụ già được nuôi dưỡng và điều trị tại trung tâm này. Gia đình của cố nghệ sĩ hài Đăng Lưu và tập thể diễn viên Nhà hát Thế giới trẻ - Sân khấu Sài Gòn Phẳng trao tặng 500 ký gạo cho các cụ. Ông Trần Minh Tâm – Phó giám đốc Trung tâm xúc động cảm ơn sự quan tâm của ba nữ nghệ sĩ và các nhà hảo tâm.
Gia đình cố diễn viên hài Đăng Lưu hứa sẽ đồng hành tiếp tục với chương trình Trái tim yêu thương, cứ ba tháng một lần tổ chức các chuyến đi từ thiện và mang chương trình văn nghệ đến cho những người bất hạnh, đúng như di nguyện của diễn viên hài đã ra đi vĩnh viễn trong niềm thương tiếc của nhiều khán giả và nghệ sĩ đồng nghiệp.
Đạo diễn Ngọc Hùng (Nhà hát Thế giới trẻ - Sân khấu Sài Gòn Phẳng) cho biết anh và các diễn viên của sân khấu kịch nơi anh công tác sẽ tổ chức các chuyến đi từ thiện tương tự, mang niềm vui và những phần quà ý nghĩa đến cho các cụ già khuyết tật, neo đơn.
Trước đó, ngày 14-4, gia đình Đăng Lưu thực hiện di nguyện của anh là trao toàn bộ số tiền phúng điếu đến các tổ chức từ thiện.
Chị Hội, chị ruột của cố diễn viên hài Đăng Lưu tâm sự: “Khi biết mình khó thể vượt qua căn bệnh ung thư quái ác, Lưu thủ thỉ với chị em trong nhà, là sau đám tang hãy làm nhiều việc thiện giúp cho những nghệ sĩ khó khăn, bất hạnh”. Vì thế, toàn bộ số tiền 50 triệu đồng phúng điếu trong đám tang Đăng Lưu đã được trao cho Quỹ Vòng tay nghệ sĩ, Ban ái hữu Nghệ sĩ và chương trình Trái tim yêu thương.
NS Kiều Phượng Loan, Tú Trinh, Mỹ Chi và chị Hội - chị của cố nghệ sĩ hài Đăng Lưu trao 500 ký gạo cho Trung tâm Thạnh Lộc sáng 18-4
Đối với đa số người Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ chỉ cùng một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng song song chúng trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, song theo dự thảo năm 2009, từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật. Năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan.
Nghệ sĩ Tú Trinh tâm sự: "Tôi và các đồng nghiệp đến đây rất xúc động trước hoàn cảnh đáng thương của các cụ. Có nhiều cụ gia đình con cháu đều chết sau bão, được đưa vào đây nuôi dưỡng. Cứ chiều đến là cụ ngồi khóc vì nhớ các con, các cháu. “Giá mà chết theo con cháu, chứ sống một mình buồn lắm! Nhưng đó là ý nghĩ của những ngày mới vào đây, còn hôm nay chúng tôi đã là một gia đình dưới mái ấm này, động viên, nương tựa nhau để vươn lên, sống thật tốt quãng đời còn lại” - một cụ bà cứng cỏi nói”.
NS Kiều Phượng Loan cho biết bà và các nghệ sĩ khác cố gắng mang nhiều tiết mục văn nghệ đến biểu diễn, tạo cơ hội giao lưu gặp gỡ để các cụ cùng với những người khuyết tật khác giải tỏa tâm lý, thoải mái tinh thần.
Bình luận (0)