xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan gầy dựng thương hiệu phim Việt

MINH NGA

Đẩy mạnh chính sách tài trợ, đặt hàng theo cách làm như dự án “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là hướng đi đang được hoan nghênh, kỳ vọng sẽ tạo ra vị thế mới cho phim Việt

Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Phim  Việt Nam đang diễn ra tại TP HCM, hội thảo “Xây dựng thương hiệu, vị thế của phim Việt Nam” do Cục Điện ảnh tổ chức vào sáng 2-12 tại TP HCM thu hút sự quan tâm cho các nhà làm phim, các nhà hoạt động điện ảnh Việt Nam.

Phim Việt đánh mất bản sắc

Không ai phủ nhận so với các năm trước, phim Việt 2 năm gần đây đã tăng nhanh về số lượng, một số phim chiếm lĩnh được thị trường trong nước. “Một vài phim đã tạo được thương hiệu điện ảnh Việt như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Phim được giới chuyên môn, báo chí đánh giá cao, khán giả ủng hộ nhiệt tình, đánh bật các phim bom tấn nước ngoài tại phòng vé phát hành cùng thời điểm” - NSND Đặng Nhật Minh nhận định.

Trailer phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, bộ phim được xem là chuẩn mực về thương hiệu phim Việt hiện nay. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Trailer phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, bộ phim được xem là chuẩn mực về thương hiệu phim Việt hiện nay. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Dù vậy, theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, điện ảnh Việt vài năm trở lại đây có nhiều cơ hội phát triển nhưng những gì gặt hái được chưa tương xứng với yêu cầu trong quá trình hội nhập. Điện ảnh Việt đã có 60 năm xây dựng và phát triển, đã có những tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ trong nước và thị trường quốc tế như “Cánh đồng hoang”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Chị Tư Hậu”, “Bao giờ cho đến tháng mười”… “Phim Việt một thời được làm kỹ lưỡng, đầy tính dân tộc, nhân văn và lãng mạn. Nhưng phim Việt bây giờ đánh mất bản sắc, văn hóa của dân tộc. Rất nhiều phim sa đà vào tính thương mại, không coi trọng giá trị nghệ thuật” - bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nói thêm.

TS Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh - cũng cho rằng chất lượng phim Việt quyết định thương hiệu và vị thế phim Việt. Bản sắc dân tộc là yếu tố quan trọng làm nên chất lượng phim Việt. Trong quá trình hội nhập để phát triển, phim Việt nhạt nhòa bản sắc riêng chính là lý do phim Việt mất đi vị thế và thương hiệu. “Phim Việt có học hỏi cách làm phim của Hollywood nhưng chưa có sự thay đổi cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam, có sáng tạo nhưng chưa đi kèm với việc thích ứng theo trào lưu” - đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh chỉ ra.

Đối mặt với nhiều thách thức

Phim Việt đang chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn ngay trên thị trường trong nước. Theo các nhà làm phim, phim Việt muốn xây dựng được vị thế và thương hiệu phải bảo đảm được các tiêu chí như liên hoan phim năm nay là “dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập”. Theo TS Ngô Phương Lan, để tìm giải pháp hướng đi là con đường đầy gian nan và phải đi từng bước bởi bên cạnh những thuận lợi về sự cởi mở của chính sách nhà nước đối với điện ảnh trong 15 năm trở lại đây, điện ảnh Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức về nâng cao chất lượng, quảng bá phim sao cho hiệu quả.

Theo bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP HCM, nên có quỹ điện ảnh để hỗ trợ các nhà làm phim trẻ, phim độc lập vì hiện nay, những người làm phim này gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí. Khâu quảng bá cũng rất quan trọng sau khi đã có phim chất lượng. Theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, quảng bá thương hiệu Việt hiện còn rất non trẻ nên được gắn liền với thương hiệu của các lĩnh vực khác, ví dụ như du lịch. Nâng cao tính chuyên nghiệp và đưa điện ảnh đến gần với công chúng tại các kỳ liên hoan phim trong nước và quốc tế cũng là quảng bá tốt cho điện ảnh Việt với khán giả.

NSND Đặng Nhật Minh cho rằng để phim Việt thành công về nghệ thuật lẫn thị trường rất khó, phải tìm được “chìa khóa” riêng. Và cách làm như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (nhà nước tài trợ một phần, tư nhân sản xuất) chính là “chìa khóa” mở cánh cổng đó. “Tôi nghĩ Cục Điện ảnh nên đẩy mạnh chính sách đặt hàng, tài trợ như trường hợp này, sẽ định hướng sáng tác cho các hãng phim tư nhân, giúp phim hài hòa tính nghệ thuật dân tộc lẫn giải trí thị trường” - NSND Đặng Nhật Minh nói. Các nhà làm phim, đạo diễn đều mong muốn sẽ có nhiều tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ra đời, đó là hướng đi mới đầy khả quan để xây dựng vị thế, thương hiệu cho phim Việt.

Kỳ tới: Thất thế ngay trên “sân nhà”

Ưu tiên tài trợ phim có khả năng thu hồi vốn cao

TS Ngô Phương Lan cho biết bà rất hoan nghênh cách làm này nhưng đây chỉ mới là bước đi đầu tiên đầy khó khăn. Riêng dự án “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng phải loay hoay trong 3 năm mới thực hiện được vì kinh phí đặt hàng còn rất khiêm tốn. Việc đấu thầu sản xuất phim từ nguồn kinh phí do nhà nước là nên làm nhưng gặp khó khăn bởi nguồn kịch bản ít. TS Nguyễn Ngọc Bích kiến nghị: “Nên có nhiều hình thức đặt hàng, ưu tiên phim có khả năng thu hồi vốn cao và đổi mới trong việc lựa chọn đơn vị sản xuất phim (không phân biệt nhà nước và tư nhân)”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo