xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần từ trần

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

(NLĐO) - GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9 giờ 30 phút ngày 20-1 tại Bệnh viện Thống Nhất, hưởng thọ 79 tuổi. Sự ra đi của giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần đã để lại nhiều thương tiếc cho các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ âm nhạc cả nước.


GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần

GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần

NSƯT đạo diễn Ca Lê Hồng – em ruột của giáo sư xúc động cho biết: “Thời gian qua anh trai của tôi đã được đội ngũ các y bác sĩ BV Thống Nhất tận tình chăm sóc, nhưng vì tuổi cao sức yếu, không đủ sức chống chọi với một loạt bệnh: gan, thận và tim mạch nên không thể vượt qua. Gia đình tôi rất cảm ơn tình cảm của các khán thính giả, các thế hệ học trò của anh tôi trong nhiều tháng qua đã đến BV Thông Nhất thăm anh. Tình cảm đó gia đình chúng tôi không thể nào quên”.

Giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ngày 1-4-1938, quê quán xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần được thừa hưởng truyền thống hiếu học và vốn văn hóa thẩm mỹ từ một gia đình trí thức yêu nghệ thuật, có truyền thống làm nhà giáo. Bố ông là nhà giáo Ca Văn Thỉnh (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ thời kháng chiến chống Pháp, sau đó là đại diện của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Indonesia và tại Campuchia dưới thời Sihanouk), chuyên nghiên cứu sử học Nam bộ và là giáo viên môn Hán Nôm.

img

Mẹ ông là giáo viên dạy tiếng Pháp, các em ông đều là nhà giáo đồng thời là các văn nghệ sĩ được nhiều người biết như: NSƯT đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Sân khấu II TPHCM (Nhạc viện TPHCM), nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến), họa sĩ Ca Lê Thắng - nguyên giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM.

Đặc điểm chung trong các sáng tác của ông là luôn mang chất liệu dân gian Việt Nam mà đặc biệt là dân ca Nam bộ, một số lớn trong đó ông viết với mục đích thử nghiệm để dùng làm giáo trình giảng dạy. Tác phẩm đáng nhớ hơn cả trong cuộc đời sáng tác của ông có lẽ là bức tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam". Ông viết tác phẩm này trong nỗi xúc động khi người em Ca Lê Hiến (nhà thơ Lê Anh Xuân) hy sinh trong chiến đấu và từ những cảm xúc qua bài thơ bi tráng của em mình.

GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần
GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần

Một thời gian dài làm công tác quản lý, ông không có điều kiện để sáng tác nhiều. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục sáng tác, cũng là những thử nghiệm với âm hưởng nhạc dân gian. Tác phẩm đáng chú ý trong giai đoạn này của ông là tổ khúc giao hưởng “Ngọc trai đỏ" (1997) viết cho vở vũ kịch cùng tên dựa trên huyền thoại Mỵ Châu - Trọng Thủy, nhạc cho kịch múa “Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga" (1999).

Ông từng giữ các chức vụ: Giám đốc Nhạc viện TP HCM, Giám đốc Sở Văn hóa- Thông tin TP HCM, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP HCM, Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội Âm nhạc TP HCM.

Với những cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc và sự nghiệp cách mạng, ông đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng ba, Huân chương Lao động Hạng nhất, Huy chương Chiến sĩ văn hóa, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo