xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giới hạn của truyền hình thực tế đến đâu ?

Thùy Trang

Truyền hình thực tế là một sáng tạo của công nghệ truyền hình, đang trở thành xu hướng của truyền hình thế giới trong việc sản xuất chương trình phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của công chúng. Truyền hình Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Tuy nhiên, nếu người làm chương trình và phát sóng không biết giới hạn thì hệ quả thật khó lường.

Tạo “sốt” bằng mọi thứ ?

Những câu chuyện hậu trường luôn có sức hút lớn với công chúng nhưng nó không phải được kể tất tần tật

Khi những hình ảnh và câu chuyện của cô thí sinh 15 tuổi Quỳnh Anh và gia đình diễn ra ở trường quay chương trình truyền hình thực tế Tìm kiếm tài năng Việt - Vietnam’s Got Talent được phát sóng trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam, lập tức trên các diễn đàn và báo mạng bừng bừng dậy sóng dư luận, tạo nên sự kiện nóng nhất trong suốt hơn một tuần qua. Cả gia đình và bản thân cô thí sinh đang độ tuổi vị thành niên này trở thành nạn nhân của những trận “ném đá” đến nỗi không thể chịu đựng, phải lên báo chỉ trích ban tổ chức đã dùng xảo thuật câu khách để đẩy gia đình họ vào tình cảnh khổ sở như vậy. Gạt bỏ yếu tố hay dở của người dự thi, dư luận lại đặt vấn đề có hay không một kịch bản được sắp đặt sẵn nhằm câu khách như tố cáo của người nhà thí sinh Quỳnh Anh.

img
Khi những hình ảnh hậu trường phần dự thi của thí sinh 15 tuổi Quỳnh Anh tại cuộc thi Vietnam’s Got Talent phát sóng đã gây nên “sóng gió” dư luận kéo dài hơn một tuần qua. Ảnh do chương trình cung cấp

Không tạo “sốt” không phải truyền hình thực tế

Phản hồi với dư luận, qua thông cáo báo chí, ban tổ chức chương trình Vietnam’s Got Talent cho rằng: “Là một chương trình truyền hình thực tế, về mặt nghề nghiệp, chúng tôi bắt buộc phải tôn trọng những gì mà thực tế đã diễn ra. Các chương trình truyền hình thực tế trên thế giới cũng như Vietnam’s Got Talent như một xã hội thu nhỏ với những niềm vui, nỗi buồn của các thí sinh và gia đình, bạn bè của họ. Ngoài ra, trong các chương trình truyền hình thực tế, thí sinh khi tham dự đều có thỏa thuận cho phép ban tổ chức được sử dụng hình ảnh và câu chuyện của mình. Câu chuyện của Quỳnh Anh cũng như của các thí sinh khác đều được thực hiện như nhau, nghĩa là có phần ghi hình trước, trong và sau khi tiết mục diễn ra. Những niềm vui, nỗi buồn của những người tham dự khác nhau sẽ mang lại những câu chuyện khác nhau…”.

Một trong những phần tạo nên sức hút cho chương trình truyền hình thực tế chính là những thước phim hậu trường. Chính Tyra Banks (người sáng tạo nên chương trình truyền hình thực tế gây “sốt” toàn cầu American’s next top model) từng thừa nhận: “Sức hút ở cuộc thi này không chỉ là phần tranh tài quyết liệt của những gương mặt ưu tú mà còn phụ thuộc vào những câu chuyện hậu trường diễn ra trong sinh hoạt của thí sinh”.

Nếu không có những thước phim đấu đá nhau trong hậu trường của các thí sinh, có lẽ hai chương trình đang tạo sốt khán giả khắp thế giới (trong đó có Việt Nam) thời gian gần đây là Master’s Chef và Hell’s Kitchen của đầu bếp danh tiếng Ramsey sẽ không nổi tiếng đến thế. Hay trong cuộc thi True Beauty (cuộc thi tìm kiếm người hoàn hảo) cũng đang tạo “sốt”. Nếu không có những thước phim hậu trường tố cáo sự lạnh lùng quá đáng (không thèm giúp người già qua đường), sự thờ ơ (không chịu cản người say rượu lái xe), sự tham lam (ăn cắp đồ ở cửa hàng khi không ai để ý), tính tọc mạch (nói xấu đối thủ)… thì ngay cả giám khảo cuộc thi cũng không thể xác định được người chiến thắng bởi ai cũng đẹp một cách hoàn hảo từ ngoại hình đến tính tình mỗi khi họ xuất hiện trước ống kính.

Minh chứng gần hơn là những chương trình truyền hình thực tế đã đến Việt Nam như Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s idol, Vietnam’s next top model… Chính những thước phim hậu trường luôn có sức hút đặc biệt đối với công chúng, góp phần quan trọng cho thành công của chương trình về chỉ số người xem cao.

Thực tế đến mức nào?

Tuy nhiên, truyền hình thực tế không có nghĩa tất tần tật mọi thứ diễn ra thực tế ở phim trường đều được đưa lên sóng truyền hình. Bởi lẽ, hệ quả của những hình ảnh quay được từ thực tế có thể gây nên thảm họa mà trường hợp của thí sinh Quỳnh Anh trong cuộc thi Vietnam’s Got Talent là minh chứng rõ nét. Cô bé 15 tuổi Quỳnh Anh và gia đình phải hứng chịu búa rìu của dư luận, với vô số từ ngữ chứa đầy sự tức giận và dè bĩu: “ảo tưởng”, “nữ thần chém gió”, “thảm họa”, “quăng bom”... Thậm chí, một số người còn lập ra hội những người tẩy chay mẹ con Quỳnh Anh…

Rõ ràng những lời khen có phần thái quá của gia đình tỉ lệ nghịch với phần trình diễn của Quỳnh Anh nên đã khiến người xem bất bình. Nhưng xét cho cùng, câu chuyện ấy chẳng đáng ầm ĩ nếu nó được ghi hình phát sóng trong một giới hạn cho phép. Chẳng hạn chương trình đừng phát phần mẹ Quỳnh Anh ra sân khấu phản ứng kịch liệt ban giám khảo khi thấy con mình bị đánh rớt.

Thực tế, Quỳnh Anh đã được ban giám khảo cho cơ hội thứ 2 thể hiện một ca khúc bằng tiếng Anh nhưng chỉ hát được một đoạn ngắn và cả 3 giám khảo đều nhấn nút đề nghị dừng phần thi. Quỳnh Anh cố hát tiếp và mẹ Quỳnh Anh tiếp tục ra sân khấu để chất vấn giám khảo vì sao bắt Quỳnh Anh thôi hát trong khi cô bé hát rất hay. Phần này không phát sóng.

Không chỉ có ở Vietnam’s Got Talent mà ở nhiều phiên bản Got Talent khác trên thế giới, những trò quái dị của thí sinh xuất hiện ở vòng loại đều xảy ra mà theo suy nghĩ của thí sinh “đó là tài năng đặc biệt” của họ. Simon Cowell từng sợ hãi đến buồn nôn khi chứng kiến một thí sinh tạo âm thanh có hệ thống từ bộ phận hậu môn. Hay tiết mục dự thi ở Iran’s Got Talent khiến người xem tại phim trường khiếp sợ khi chứng kiến một thí sinh đặt trái táo trên đầu người làm bia rồi bắn tên và mũi tên đã găm vào trán của người làm bia… Thế nhưng, những trò này đều bị cắt khỏi sóng truyền hình và nó chỉ được phát tán khi một khán giả nào đó đã dùng phương tiện cá nhân quay lén rồi truyền bá trên mạng. Ở Vietnam’s Got Talent, trong những tập đã phát sóng, dư luận khán giả đã phản ứng với hình ảnh nuốt những con cá kèo sống vì cho rằng đưa lên sóng những hình ảnh ấy là không phù hợp, kinh dị.

Kỳ tới: Thực tế chứ không phải trực tiếp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo