xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giọt nước mắt Sơn Nam

Huỳnh Kim

Năm 1980, nhà văn Sơn Nam sống trong một con hẻm nhỏ ở đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình-TPHCM, nơi người dân gốc Quảng Nam quê tôi định cư đông đúc. Vốn mê tập truyện Hương rừng Cà Mau của ông, một nhà văn gốc miền Tây Nam Bộ thứ thiệt, ngày quẩy ba lô về Cần Thơ nhận nhiệm vụ ở Quân khu 9, tôi chạy qua hỏi vội ông già hàng xóm:

- Chú Tám ơi, tôi chưa hiểu cái nết của người miền Tây Nam Bộ. Tôi sắp về Cần Thơ sống rồi, phải hiểu làm sao đây?

Nhà văn Sơn Nam nheo mắt, ngắt một chiếc lá mai già trước hiên nhà rồi nói gọn lỏn:


- Đừng có đạo đức giả!


Tôi coi đó như một lời khuyên chí lý, cho tới bây giờ, đã rời quân ngũ, lấy vợ Cần Thơ và chuyển sang làm báo, vẫn nghĩ như thế.

img

Nhưng nhà văn Sơn Nam không dừng ở chuyện vùng miền. Tôi nhớ, hồi trung tuần tháng 3-1990, ông già Nam Bộ xuống Cần Thơ để chuẩn bị cho một công trình nghiên cứu về chùa Nam Nhã. Lúc này ông đã 64 tuổi, thường xuyên đi về miền Tây. Ông nhắn tôi đi uống cà phê đêm rồi về nhà tôi chơi. Lâu ngày gặp nhau, tôi vẫn muốn nghe ông nói chuyện về miền Tây, về đồng bằng sông nước mà lúc nào tôi cũng thấy mình thiếu cái... cốt cách miền Tây.
Tôi lại hỏi ông:


- Cái cốt cách người đồng bằng mình, theo chú Tám, là sao?


Ông trả lời, không nói gì tới chuyện người miền Tây nữa:


- Cái cốt cách người Việt Nam mình là nhân nghĩa. Ông vua mà không nhân nghĩa thì sẽ bị cái nhân nghĩa của nhân dân “cách cái mạng”. Hàng xóm có đám ma, mình góp tiền lo đám, dù người đó lúc còn sống mình không ưa. Không phải chỉ ông vua chết mình mới cúng, người ăn mày chết mình cũng cúng. Đứa trẻ chết, mình cúng. Người ăn cắp, người đói chết, mình cúng.

Xưa, công chúa Thuận Thiên than lạnh với cha, vua Lý Thánh Tông họp quần thần, bảo: “Trẫm thương dân như thương công chúa. Công chúa mặc hai lớp áo cung đình còn than lạnh, huống hồ là muôn dân của trẫm còn nghèo. Nay trẫm lệnh phải phát đủ quần áo để muôn dân được ấm”. Đó không phải là mị dân, cái gốc của nó là nhân nghĩa Việt Nam.

img

Sau câu chuyện đó, hễ có dịp gặp là tôi lại len lén quan sát để hiểu thêm về cái cốt cách của nhà văn miền Tây
Nam Bộ này.

Tôi nhớ về giọt nước mắt của ông. Dạo ấy, ông phải nằm viện cả tháng trời sau một tai nạn giao thông. Đó là chiều 19-6-2005, tôi  vào thăm và tặng ông cuốn Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Ông lặng lẽ giở vài trang sách, không nói một lời, rồi một giọt nước mắt ứa ra nơi khóe mắt lão nhà văn tuổi 80. Tôi hiểu tình cảm của ông dành cho nữ đồng nghiệp Nguyễn Ngọc Tư quê Cà Mau, năm đó 29 tuổi và đã nổi tiếng với truyện Cánh đồng bất tận.


Cứ để cho giọt nước mắt lăn dài, tự dưng ông nói: “Viết hay hơn Sơn Nam à nghen!”. Ngay sau đó, tôi gọi điện thoại cho Tư rồi đưa máy cho hai chú cháu nói chuyện. Lại thấy ánh mắt ông sáng lên hồn nhiên và nghe giọng ông hào hứng: “Chịu khó viết mỗi ngày. Báo hổng đăng thì để đó, rồi sẽ có ngày báo đăng”...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo