Đền Trần nằm trên địa phận huyện Mỹ Lộc -
Đâu là “đất thánh” nhà Trần?
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thái Bình đã phối hợp với Viện Khoa học Lịch sử VN tổ chức hội thảo nhằm xác định lại vị thế đền Trần Thái Bình. Các nhà sử học đã xác định Hưng Hà ngày nay là đất phát tích khởi nghiệp của nhà Trần cách đây hơn 700 năm.
Còn
Ở Hưng Hà, người dân vẫn lưu truyền câu chuyện mang màu sắc huyền bí về Thái tổ Trần Hấp - ông cố của Trần Cảnh, vị vua Trần đầu tiên: Một hôm, đang đánh cá trên sông, Trần Hấp bỗng nghe tiếng kêu cứu của một người đàn ông sắp chết đuối.
Sau khi cứu được người này, Trần Hấp mới biết ông ta chính là một thầy địa lý giỏi. Thầy địa lý trả ơn bằng cách chỉ một huyệt mộ đắc địa nhất trong vùng và dặn cải táng cha Trần Hấp ở đó. Ông còn cho biết sau này dòng họ Trần sẽ phát, nhiều đời làm vua nhờ sắc đẹp của một người con gái trong dòng họ.
Trần Hấp đã làm đúng như lời thầy địa lý dặn. Lịch sử ghi lại: Nguyên tổ Trần Lý, con của Thái tổ Trần Hấp, bắt đầu phát nghiệp ở đất Hưng Hà này. Con gái Trần Lý là Trần Thị Dung trở thành vợ thái tử Sảm, tức vua Lý Huệ Tông, người mở đường cho dòng họ Trần bước chân vào làm quan trong triều đại nhà Lý để có ngày dựng nên nghiệp đế.
Vì vậy, các vua Trần đã cho xây dựng tại nơi phát tích dựng nghiệp ở Thái Bình của ông cha mình một hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam Đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần.
Lễ khai ấn đền Trần
Khi các vị vua băng hà, hơn một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của nhiều vị vua đầu triều Trần. Nhiều hoàng hậu sau khi qua đời cũng được đưa về những lăng mộ ở đây. Còn ở Phủ Thiên Trường, nơi tọa lạc đền thờ các vua Trần ở Nam Định ngày nay, các vua Trần cho xây cung nghỉ dưỡng của các Thái thượng hoàng.
Như vậy, chính quyền tỉnh Thái Bình và các nhà sử học đã khẳng định “đất thánh” của triều Trần là Hưng Hà - Thái Bình chứ không phải nơi nào khác. Dấu tích 3 ngôi mộ có kích thước như 3 quả đồi của 3 vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đang tồn tại trên cánh đồng rộng lớn đối diện ngôi đình đã khẳng định thêm điều đó.
Còn nhiều tranh cãi
Hội đền Trần là một trong những lễ hội lớn vào dịp đầu năm mới tại các tỉnh miền Bắc. Hằng năm, vào 23 giờ ngày 14 tháng giêng, hàng chục ngàn người đến các đền Trần để chiêm bái, đặc biệt ở đền Trần Nam Định.
Lễ khai ấn được xem là “linh hồn” của lễ hội đền Trần. Theo dân gian truyền tụng, sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng giêng, vua Trần đã mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường (nơi tọa lạc đền Trần Nam Định) và phong chức cho các quan, quân có công.
Kể từ đó, cứ vào ngày này, đúng giờ Tý (23 giờ), các vua Trần lại “khai ấn” đánh dấu sự trở lại việc quốc sự của vua quan sau khi nghỉ Tết. Việc khai ấn cũng chính là công bố ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Quốc ấn của vua Trần được truyền tụng thuộc loại “tối linh”. Vài năm gần đây, lễ hội khai ấn đền Trần
Để không thua kém Nam Định, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cũng tổ chức lễ khai ấn đền Trần của tỉnh nhà từ năm 2010, mời lãnh đạo Trung ương về dự và khai ấn. Đền Trần Thái Bình nhờ đó bắt đầu được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng sau hàng chục năm gần như bị lãng quên.
Việc tổ chức được lễ khai ấn tại đền Trần Thái Bình cũng là một câu chuyện dài. Theo một quan chức địa phương, để có ấn vua Trần, địa phương này tìm đến một người được dân môi giới giới thiệu là đang cất giữ ấn vua Trần. Người này đã phát tâm cúng dường cho đền Trần Thái Bình vì cho rằng nơi đây mới là “đất thánh” của triều Trần, chỉ nhận tượng trưng vài triệu đồng bù đắp công lao cất giữ bao đời nay.
Ấn tại đền Trần
Quần thể kiến trúc rộng lớn Cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 40 km, quần thể kiến trúc di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần tọa lạc tại trung tâm xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.
|
Bình luận (0)