Tại buổi lễ, ngài Biswaroop Roy Chowdhury Tổng Giám đốc Tổ chức kỷ lục châu Á -đồng thời là Kỷ lục gia thế giới về trí nhớ- đã trao bằng công nhận GS. Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là Thành viên Hội đồng Giáo sư kiêm Hội đồng Cố vấn Đại học Kỷ lục Thế giới WRU và đồng thời công nhận TS. Luật sư Nguyễn Văn Viễn, Phó Chủ tịch Hội Kỷ lục gia Việt Nam là Thành viên trong Ban cố vấn WRU.
Luật sư Nguyễn Văn Viễn và giáo sư Hoàng Quang Thuận nhận bằng chứng nhận trở thành cố vấn của WRU (Đại học kỷ lục thế giới) từ ông Biswaroop Roy Chowdhury
Trong đêm Hội ngộ, Đại học Kỷ lục Thế giới đã trao bằng cho 7 tiến sĩ danh dự cho các kỷ lục gia đến từ Ấn Độ và Việt Nam, trong đó có 2 Kỷ lục gia Việt Nam là Nhạc sỹ Vũ Đình Ân với đề tài “Hợp xướng Truyện Kiều và Hợp xướng Lục Vân Tiên có thời lượng diễn xuất dài nhất” và ông Dương Duy Lâm Viên, Giám đốc điều hành Tổ chức Kỷ lục Việt Nam với đề tài Sáng tạo 25 bản quyền Hành trình quảng bá các giá trị Việt Nam ra thế giới.
Ông Dương Duy Lâm Viên (thứ 2 từ trái sang) cùng nhạc sĩ Vũ Đình Ân (thứ 3 từ trái sang) nhận bằng Tiến sĩ danh dự cùng các kỷ lục gia của Ấn Độ
Tổ chức Kỷ lục Châu Á cũng công bố, trao 4 bằng xác lập Kỷ lục châu Á mới cho các ơn vị sở hữu kỷ lục, bao gồm Lá cờ Phật giáo bằng xôi lớn nhất (Công ty CP Thực phẩm Bình Tây), Người cao tuổi 4 lần chinh phục đỉnh Fansifan (ông Huỳnh Văn Ráng), Bộ sưu tập tem dị hình và chất liệu có số lượng nhiều nhất Việt Nam (ông Hàn Tấn Quang), Tượng Bồ đề Đạt ma bằng gỗ nu nghiến lớn nhất (ông Nguyễn Xuân Hòa).
Trao kỷ lục châu Á: Lá cờ Phật giáo bằng xôi lớn nhất (Công ty CP Thực phẩm Bình Tây).
Cụ Huỳnh Văn Ráng (83 tuổi) nhận bằng kỷ lục châu Á cho người cao tuổi 4 lần chinh phục đỉnh Fansipan
Ông Hàn Tấn Quang (Hà Nội) lập kỷ lục châu Á voho Bộ sưu tập tem dị hình và chất liệu có số lượng nhiều nhất Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Hòa nhận kỷ lục châu Á cho Tượng Bồ đề Đạt ma bằng gỗ nu nghiến lớn nhất
Nhân dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố, trao bằng xác lập các điểm đến được công nhận vào tốp điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam lần thứ nhất 2014. Các tiêu chí để xác lập bao gồm Tốp 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất; Tốp 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất; Tốp 5 hang động Việt Nam với vẻ đẹp huyền bí; Tốp 5 Văn miếu cổ đánh dấu nền học vấn lâu đời ở Việt Nam; Tốp 10 Bảo tàng Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan nhất…
Đại diện cơ quan quản lý tốp các điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam
Các vị khách Ấn Độ, Lào, Campuchia nhận quà lưu niệm Việt Nam
Những tiến sĩ danh dự đến từ Ấn Độ
Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 29 cũng công bố 39 kỷ lục Việt Nam mới được xác lập. Trong số này có các kỷ lục như: “Nét đẹp Sài Gòn-Danh nhân đất Việt” – bộ phim tài liệu tái hiện về cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân đất Việt có nhiều tập nhất (Hãng phim truyền hình TFS); Nhà xuất bản có số lượng đầu sách xuất bản và số lượng bản sách phát hành nhiều nhất (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam); Tập thể đông nhất hát Quốc ca Việt Nam trên đỉnh Fansipan (Trường Đại học FPT); Người có công trình nghiên cứu, tập hợp hồ sơ, tài liệu về chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để dịch sang tiếng Anh nhiều nhất (ông Trịnh Bá Dũng)… Việc xác lập này đã nâng tổng số các kỷ lục Việt Nam lên 1630 kỷ lục.
Bình luận (0)