Theo thứ tự đó, cứ hai can thì tương ứng một hành, nghĩa là: Mộc (Giáp, Ất); Hỏa (Bính, Đinh), Thổ (Mậu, Kỷ), Kim (Canh, Tân), Thủy (Nhâm, Quý).
Vậy, nói chi li thì can Bính thuộc Dương Hỏa, can Đinh thuộc Âm Hỏa. Nói đơn giản thì Bính, Đinh thuộc Hỏa.
Trong Địa chi (hay Thập nhị địa chi, gồm mười hai con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) thì Hợi đứng cuối cùng, là con Heo (lợn). Chữ Hán gọi heo là Trư, cho nên nhân vật con heo trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân (1500-1582) đời Minh là Trư Bát Giới.
Thế thì Đinh Hợi lẽ ra phải gọi là Hỏa Trư niên, nhưng người Hoa trên khắp thế giới lại gọi là Kim Trư niên. Tại sao thay đổi hành Hỏa (tương ứng can Đinh) thành hành Kim?
Lý do của sự thay đổi này thuộc về lịch sử Trung Quốc và nó liên quan tới đời nhà Đường (618-907).
Heo Vàng Đinh Hợi đã có 1.380 năm tuổi.- Thật vậy, trước năm Đinh Hợi 627 (tức Trinh Quán nguyên niên, đời vua Đường Thái Tông, tức Lý Thế Dân), các năm Đinh Hợi vẫn được gọi là Hỏa Trư niên. Kể từ năm 627 trở đi, các năm Đinh Hợi mới được gọi là Kim
Heo Vàng lên tem
Thành phố Vancouver lớn vào hàng thứ ba của Canada. Nơi đây người Hoa chiếm hơn 45% số thị dân và là cộng đồng di dân lớn nhất ở Canada. Có lẽ do ảnh hưởng văn hóa Hoa kiều, ngày 5-1-2007 Bưu điện Canada phát hành con tem mang hình chú heo màu đỏ hồng rất dễ thương, một tác phẩm của hai họa sĩ Kosta Tsetsekas và John Belisle, đều là thị dân Vancouver.
Sau Canada một tháng, ngày 4-2-2007, Hồng Kông (Trung Quốc) chính thức phát hành bộ tem Trư bốn con như thể “cạnh tranh” với Bưu điện Canada.
Nhiều nước Á, Âu năm nay cũng phát hành tiền kim loại, vật phẩm lưu niệm mang hình ảnh con heo. |
Trư niên. Nói khác đi, tính tới năm nay, con Heo Vàng Đinh Hợi đã được 1.380 năm tuổi. Nguyên lai Heo Lửa (Hỏa Trư) biến cải thành Heo Vàng (Kim Trư) tóm lược như sau:
Để chấn chỉnh chế độ tiền tệ rối loạn đồng thời phế bỏ đồng tiền cũ của triều đại nhà Tùy (581-618), vào đầu đời Đường, vua Đường Cao Tổ (618-626, tức Lý Uyên) bắt chước chế độ tiền tệ ngũ thù của đời Hán Vũ Đế (140-87 trước Công nguyên), nhưng đổi chữ thù thành bảo (và thông bảo tức là đồng tiền lưu thông trong nước: currency).
Trong những năm Trinh Quán, vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) trọng hiền tài, thiên hạ thịnh trị. Tiền đúc được lưu hành (thông bảo) cùng với việc đặt kinh thành ở Trường An dần dần mở ra một thời kỳ rất mực phồn thịnh sung túc của Trung Quốc mà sử gọi là thời Thịnh Đường (713-769).
Vốn dĩ người Trung Quốc gọi năm phồn thịnh là Kim Thù niên. Vì năm Trinh Quán nguyên niên là năm Đinh Hợi (627), mà chữ thù đồng âm [zhu] với chữ trư, cho nên kể từ năm 627 trở đi dân gian Trung Quốc thường gọi năm Đinh Hợi là Kim Trư niên thay vì gọi theo lối cũ là Hỏa Trư niên.
Heo Vàng Đinh Hợi: Năm cực kỳ tốt đẹp.- Người Trung Quốc xưa nay vẫn tin tưởng rằng các năm Đinh Hợi bao giờ cũng là những năm rất đỗi tốt lành (đại cát, đại lợi). Ai sinh con vào năm này thì cực kỳ quý và may mắn. Do đó, nếu muốn “đầu tư” vào đường tử tức thì người Hoa tính toán sao cho có thể sinh con vào các năm Đinh Hợi. Thế mà phải qua hết một chu kỳ 60 năm con người mới được gặp lại năm Đinh Hợi (... 1827, 1887, 1947, 2007, 2067...)!
Để đón Tết Đinh Hợi 2007 này, trên thị trường nhộn nhịp mua bán các quà tặng có hình chú “Trư”, xem như lời chúc lành hay ước nguyện một năm mới an khang thịnh vượng, đại cát, đại lợi. Chẳng hạn, kết hợp với hình chú Trư mũm mĩm, dễ thương này là chữ Phúc (Phước) ngược đầu (đảo phúc). Khi phát âm, hai chữ Đảo phúc nghe giống như Đáo phúc (phúc đến).
Ở thành phố nọ, người Hoa dựng ngoài trời một tượng chú Trư mà hai bên hông có chữ Thọ (sống lâu). Tượng lớn đến nỗi người thợ đang chăm chút tượng đài đứng bên mõm heo trông thật nhỏ bé!
Riêng với người VN, từ những thành tựu trên nhiều phương diện vào cuối năm 2006 (mà báo chí gọi là vận hội mới của đất nước để đưa thuyền lớn ra đại dương), hầu như ai ai cũng lạc quan tin tưởng năm Đinh Hợi 2007 sẽ là một năm Heo Vàng đại cát, đại lợi, đại hanh thông cho dân tộc trên đường phát triển và hội nhập năm châu.
Bình luận (0)