xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoài Linh “đổi màu” Dạ cổ hoài lang

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Bằng cách diễn đầy sáng tạo, sự có mặt của Hoài Linh trong vai ông Tư là một trong những nguyên nhân lôi kéo khán giả đến nhà hát

Tối 28-10, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM sẽ tái diễn vở Dạ cổ hoài lang (tác giả Thanh Hoàng, đạo diễn Công Ninh). Cơn sốt vé cho lần tái diễn này không chỉ vì thương hiệu sẵn có của một vở kịch đã sống được 14 năm với hơn 500 suất diễn, mà vì có mặt danh hài Hoài Linh trong vai ông Tư, nhân vật từng được Thành Lộc, Lê Vũ Cầu, Thanh Hoàng thể hiện thành công.

img
NSƯT Việt Anh và nghệ sĩ Hoài Linh trong vở Dạ cổ hoài lang


Vừa mở màn, ông Tư đã xuất hiện, cái dáng đi lững thững trông buồn cười, tội nghiệp đã khiến khán giả bất ngờ, vỗ tay không ngớt. Đây cũng là lần đầu Hoài Linh xuất hiện trên sàn diễn Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ (5B Võ Văn Tần).

Phòng vé 5B Võ Văn Tần mấy ngày qua liên tục tăng suất diễn nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khán giả muốn được xem lại vở Dạ cổ hoài lang có Hoài Linh diễn.

Ông Tư trốn viện dưỡng lão về thăm nhà trong ngày giỗ của vợ, những tưởng con trai và đứa cháu ngoại duy nhất đang chuẩn bị mâm cơm cúng người phụ nữ ông yêu nhất trên đời, thế nhưng ông đã lầm, cô cháu gái chuẩn bị tiệc sinh nhật cho bạn trai, còn con trai của ông thì đi làm xa không về được.

Hoài Linh thật khéo léo lèo lái cảm xúc khán giả: vui đó, buồn đó, cười đó rồi đau đó. Anh thông minh, dí dỏm trong những câu đối đáp, khiến NSƯT Việt Anh trong vai ông Năm cũng không nín được cười. Cả hai quăng bắt tiếng cười thật duyên dáng.

Tài trong diễn xuất đã đành, Hoài Linh còn tài ở việc làm chủ tuyến kịch nên vai diễn ông Tư không thiếu cũng không thừa, nhẹ nhàng đi vào cảm xúc của anh rồi lan tỏa xuống khán phòng.


NSƯT Việt Anh (vai ông Năm) nhận xét: “Linh lém lỉnh lắm! Chỉ một chi tiết nhỏ thôi như khi tôi hỏi hai cái đĩa để làm gì, Linh lật úp cái đĩa lại trả lời: “Để làm hai cái chân đèn, ông chậm tiêu quá nên bả bỏ ông theo tui là đúng rồi”. Tôi cũng không nín được phải phì cười, còn khán giả thì vỗ tay rầm rầm. Tôi đã khóc cùng Hoài Linh khi diễn lớp diễn bi, cái chết đến trong giá lạnh, tôi tin đó là cảm xúc thật từ một tâm hồn từng sống xa quê như Linh”.


Cái duyên của Hoài Linh có được khi đắp thịt thêm da cho nhân vật ông Tư trong Dạ cổ hoài lang là nhờ vốn sống. Anh từng sống cô độc và lăn lộn kiếm sống nhiều năm trên xứ người. Anh biết kế thừa những gì của đàn anh diễn trước để nhào nặn, thêm thắt cho tính cách ông Tư thêm nồng nàn, dễ mến.

Chất đời có được từ những câu chuyện có thật trên xứ người, được ông Tư – Hoài Linh đưa vào kịch, chẳng hạn như những người già đi chợ ở Mỹ chỉ biết ra dấu ngón tay, rồi chuyện ca Dạ cổ hoài lang bằng tiếng Anh làm khán giả cười đau bụng. Hoài Linh đã góp phần làm cho nhân vật gần gũi hơn, cập nhật nhiều thông tin về người Việt xa xứ khiến vai diễn thật hơn, sinh động hơn.

Ông Tư của Hoài Linh “đời” hơn

Xuất phát từ mục đích mang vở kịch Dạ cổ hoài lang tham gia Lễ hội Dạ cổ hoài lang, nhân kỷ niệm 90 năm ra đời bài bản này trên đất Bạc Liêu, Ban Giám đốc Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM đã mời Hoài Linh tham gia đóng vai ông Tư trong vở Dạ cổ hoài lang.

Nghệ sĩ Thanh Hoàng, tác giả và cũng là người đã từng thể hiện vai ông Tư, nhận xét: “Tôi may mắn chứng kiến nhiều thay đổi của vở kịch từ ê kíp diễn viên cho đến cảnh trí của vở.

Hoài Linh rất thông minh, nhanh chóng thuộc tuồng và hòa mình vào tuyến kịch, một điều không dễ nếu không có tình cảm thật sự dành cho nhân vật này. Hoài Linh có vốn sống, anh thấm thía về nỗi buồn xa xứ của những người già sống trên đất khách quê người. Chính vì thế, khi diễn, anh mang tất cả những nỗi niềm của họ vào vai kịch, cách diễn vì thế mang tính chia sẻ, cảm thông.

Trước tôi, anh Thành Lộc, Lê Vũ Cầu đã từng diễn vai này, không thể phủ nhận sự sáng tạo ban đầu của hai nghệ sĩ đàn anh, như là những người đào giếng để chúng tôi uống nước, song gáo nước của Hoài Linh mát ngọt hơn khi anh cập nhật nhiều thông tin hôm nay, thời hội nhập, vào vai ông Tư, để nhân vật "đời" hơn, dễ dàng đón nhận sự chia sẻ từ phía khán giả hơn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo