Tại đây, Hoàng thành Thăng Long được đề cử cùng 38 di chỉ khác, gồm 8 di sản thiên nhiên, 29 di sản văn hóa và 2 di sản hỗn hợp. Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới với 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Hoàng thành Thăng Long được phát lộ từ tháng 12-2002 và từ đó đến nay đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m2. Hồ sơ Hoàng thành Thăng Long được đăng ký từ tháng 9-2008 và chính thức đệ trình UNESCO từ tháng 1-2009, được UNESCO tiến hành các quy trình thẩm định chặt chẽ thông qua cơ quan tư vấn ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về di tích và di chỉ).
Hoàng thành Thăng Long được phát lộ từ tháng 12-2002 và từ đó đến nay đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m². Ảnh: C.T.V
Phía Việt Nam tham dự kỳ họp này có bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao; ông Văn Nghĩa Dũng, Đại sứ trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO; bà Minh Lý, Phó cục trưởng cục Di sản, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch...
Việt Nam hiện có 9 di sản được UNESCO công nhận, gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Năm di sản vật thể, gồm: Quần thể di tích cố đô Huế (1993), vịnh Hạ Long (1994 - di sản thiên nhiên và 2000 - di sản địa chất), phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn (1999), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003). Các di sản phi vật thể, gồm: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh (2009) và ca trù (2009).
Bình luận (0)