xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội thảo quốc tế về văn học Việt Nam

Th.Huyền

Hội thảo quốc tế “Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế” (Vietnamese Literature in the Regional and International Context of Cultural Exchanges) do Viện Văn học phối hợp với Harvard – Yenching Institute (Hoa Kỳ) tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 3 và 4-11 tại Hà Nội.

170 khách mời với hơn 60 tham luận (trong đó có 15 tham luận của các nhà khoa học đến từ Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đài Bắc - Trung Quốc, Hàn Quốc, được chia thành 4 tiểu ban: Tiểu ban 1 – Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2006); tiểu ban 2 – Quan hệ văn chương, văn hóa; tiểu ban 3 – Vai trò của dịch thuật văn chương với sự phát triển của văn chương dân tộc; tiểu ban 4 – Quan hệ tương tác giữa văn học truyền miệng và văn học viết, văn học và các nghệ thuật khác. Theo đánh giá của các nhà văn thì đây là một hội thảo quan trọng, cần thiết trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, một cơ hội để nhìn nhận, đánh giá lại những việc đã và chưa làm được của văn học Việt Nam từ xưa đến nay.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng hơn 30 năm qua, văn học Việt Nam đã tạo dấu ấn bằng việc phát hiện cá nhân và ghi nhận sự phát hiện của cá nhân. Chính vì thế, dù ông thích thơ Huy Cận nhưng lại đánh giá Xuân Diệu cao hơn, bởi thơ Xuân Diệu là tiếng nói thống thiết nhất cho sự giải phóng cá nhân.

Theo nhà văn, để đánh giá văn học Việt Nam đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong tương lai không thể né tránh dòng văn học miền Nam trước năm 1975 và các nhà văn Việt Nam đang sống ở nước ngoài. Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn cũng đồng ý với nhà văn Nguyên Ngọc. Theo ông, đó là điều trăn trở của văn học từ 10 năm nay và cần phải tiếp tục bàn cho rõ vì đó cũng là dòng văn học mang tính lịch sử đậm đà. Chúng ta cần xem xét lại những tác phẩm trước giải phóng 1975, trong vùng bị Mỹ kiểm soát rồi công bố trên báo chí những tác phẩm được phép lưu hành.

Văn chương hậu hiện đại cũng là một đề tài được nhiều nhà văn thảo luận. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân nói, đối với ông, khái niệm hậu hiện đại như một cái rổ đựng tất cả những gì người ta muốn gán cho nó là đổi mới, cách tân. Một số nhà văn thừa nhận, mỗi người có một khái niệm “hậu hiện đại” của riêng mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo