xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hợp đồng nô lệ”

Thụy Vũ

Thực trạng ngành kinh doanh âm nhạc hiện nay giống như một hợp đồng nô lệ và bóc lột. Đó là kết luận của Prince (ảnh) khi anh phát biểu trước báo giới đề cập đến sự khắc nghiệt của nền kinh doanh âm nhạc hiện nay. “Các hợp đồng thu âm giống như biểu tượng của các chế độ nô lệ” - Prince nói.

Anh cho biết sẽ khuyên các nghệ sĩ trẻ đừng nên ký chúng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nghệ sĩ phải cố gắng giành được quyền kiểm soát doanh thu các sản phẩm của mình càng nhiều càng tốt. “Một khi sở hữu nguồn tài nguyên của riêng mình, chúng ta có thể có những gì mình cần. Giống như Jay Z, anh ta đã có thể chi 100 triệu USD tiền cá nhân để xây dựng một dịch vụ riêng của bản thân. Chúng ta phải thể hiện sự hỗ trợ đối với những nghệ sĩ đang cố gắng sở hữu những gì cho bản thân họ” - Prince nói.

 

img

 

Prince chuẩn bị ra mắt album mới HITNRUN thông qua Tidal nên anh cũng bày tỏ quan ngại về việc hợp đồng thu âm đang biến các nghệ sĩ thành “những kẻ nô bộc có giao kèo” và khẳng định rằng các nghệ sĩ có rất ít tiếng nói về cách các hãng thu âm sử dụng âm nhạc của họ cũng như cả phần lợi nhuận mang lại mà lẽ ra họ được hưởng thông qua những dịch vụ trực tuyến”. Dù những điều Prince nói hoàn toàn chính xác nhưng chẳng phải nghệ sĩ nào cũng đủ điều kiện để đứng độc lập như anh nói. Bởi lẽ đầu tư cho nghệ thuật là một khoản vốn khổng lồ khó có khả năng thu hồi. Không chỉ giàu có, ca sĩ còn phải có máu liều.

Nhưng những điều Prince nói thực tế đã quá dễ dàng cho những nghệ sĩ ở thị trường âm nhạc Âu - Mỹ, nơi ít nhất tài năng vẫn được coi trọng hàng đầu. Trong khi đó, ở thị trường giải trí châu Á, nơi công nghệ lăng-xê là tối quan trọng để làm cho một gương mặt nổi tiếng, thì sự khắc nghiệt còn tăng gấp nhiều lần.  Minh chứng là nền công nghiệp giải trí ở Hàn Quốc, những “hợp đồng nô lệ” đã trở nên quá quen thuộc. Lợi nhuận của ngành kinh doanh âm nhạc tất nhiên thuộc về những công ty sản xuất và phát hành âm nhạc, đặc biệt là những công ty lớn bởi họ kiểm soát mọi quy trình sản xuất âm nhạc. Công ty SM Entertainment kiếm được 100 triệu USD vào năm 2014, tăng 8 triệu USD so với năm 2008 theo ước tính của KDB Daewoo Securities. Đây là “lò” sản xuất ra 2 nhóm nhạc nam nổi tiếng gồm EXO-K với 6 thành viên và EXO-M. Để trở thành ngôi sao, “Những nghệ sĩ có tiềm năng sẽ phải tuân theo chế độ đào tạo khắc nghiệt và một hợp đồng lao động nghiêm ngặt” - Stella Kim, một trong những nữ thành viên đầu tiên của nhóm nhạc nổi tiếng một thời Girls’ Generation, nói.

Thực tế, những điều Prince nói hay sự thật về thị trường âm nhạc Hàn được phơi bày trên các phương tiện truyền thông là hoàn toàn chính xác nhưng việc các nghệ sĩ tách hoặc đứng lên đấu tranh giành quyền lợi là chuyện “hoang tưởng”. Hwang Hyung chang - cựu chuyên gia tư vấn tiếp thị đã tạo ra Công ty Chrome Entertainment - bình luận:  “Trong ngành công nghiệp này, không quan trọng bạn có bao nhiêu tiền trong ngân hàng. Quan trọng là bạn có thể sống sót bao lâu”.

Tất nhiên, nhiều thay đổi đã được thực hiện nhằm tăng quyền lợi cho các nghệ sĩ nhưng làm một nghệ sĩ thông minh và tỉnh táo để giữ quyền lợi của mình như Prince nói thì không phải ai cũng đủ mạnh để làm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo