xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khán giả có nhu cầu... hồi hộp: Sân khấu sống nhờ... ma?

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Dòng kịch này đã thành nguồn sống của nhiều sàn diễn kịch tại TP HCM hiện nay

Trong thị trường giải trí chạy theo các đề tài kinh dị, ma, nhu cầu khán giả khiến nhiều sàn diễn kịch xã hội hóa không thể làm khác. Thay vì khai thác đề tài ma, kinh dị theo kiểu cũ, các vở diễn tìm cách hút khách bằng phương pháp làm “ma mới”.

Có ma, bảo đảm doanh thu

Sân khấu Kịch Sài Gòn có đến 10 vở kịch ma đang diễn hằng đêm với giá mỗi vé từ 50.000 - 70.000 đồng, ngày cuối tuần có đến 2 suất diễn vẫn bán hết vé. Nhà hát Thế Giới Trẻ có những vở kịch ma: Họa hồn, Điện thoại lúc nửa đêm, Bí ẩn nhà xác… bán hết vé trước 2 tuần; Kịch Phú Nhuận ăn nên làm ra với các vở Người vợ ma 1 và 2, Hai tư sáu, Ba năm bảy… liên tục kín lịch, có cả vé chợ đen vào các suất diễn cuối tuần.

Cảnh trong vở kịch ma Hai tư sáu là vở ăn khách nhất của Sân khấu Kịch Phú Nhuận
Cảnh trong vở kịch ma Hai tư sáu là vở ăn khách nhất của Sân khấu Kịch Phú Nhuận

Nếu vở Người vợ ma (tác giả: Xuyên Lâm, đạo diễn Thái Hòa) được xem là bước khởi đầu của dòng kịch kinh dị tại TP HCM thì sau 10 năm, dòng kịch này đã thành nguồn sống của nhiều sàn diễn. Mô-típ khai thác luật nhân quả, sự báo thù của các nhân vật trong những vụ án mạng bí ẩn, cả đến chuyện dân gian, tích xưa được hư cấu ngày một nhân rộng.

Nhóm kịch Ngọc Trinh (đơn vị xã hội hóa của Nhà hát Kịch TP HCM), trụ tại rạp Công Nhân, đã liên tục ra mắt 2 vở kịch ma, hiện đang triển khai thêm 3 vở mới cũng thuộc đề tài này. Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM, sau vở Nơi tình yêu bắt đầu, mang màu sắc kinh dị, huyền bí, đã dựng vở Phía sau tội ác khai thác vụ án giết người diệt khẩu và có hồn ma ám ảnh kẻ gây án. Duy nhất hiện nay chỉ có Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh là chưa khai thác đề tài này, hầu hết các sân khấu khác đều bị cuốn theo ma “để bảo đảm doanh thu. Vì có ma, phòng vé mới đông” - NSND Hồng Vân giải thích.

Nghệ sĩ tên tuổi phải đóng ma

Tuy nhiên, phương thức dàn dựng khai thác hiệu ứng hình ảnh ma quái, cộng hưởng bởi âm thanh và ánh sáng khiến khán giả giật mình, sởn gai ốc trước đây, nay đã không còn tác dụng. Hầu hết các chiêu thức bóng ma xuất hiện: bay qua sân khấu, trồi lên từ dưới sàn diễn, đi ngang hàng ghế khán giả… đã quá cũ khi có gần 100 vở kịch đề tài ma ra đời trong 10 năm qua.

Để thay đổi hình thức khai thác, các ông, bà bầu sân khấu kịch đưa ra định hướng mới cho dòng kịch ma. Theo NSND Hồng Vân (bà bầu Kịch Phú Nhuận): “Nghệ sĩ có tên tuổi, thậm chí ngôi sao, phải diễn ma, tới lúc khán giả không chịu để diễn viên phụ đóng vai bóng ma đi qua đi lại trên sân khấu mà nhân vật ma bây giờ phải diễn, phải lên tiếng”.

Nhóm nghệ sĩ Ngọc Trinh, sau vở A, ma ma!, đang chuẩn bị duyệt phúc khảo vở Mắt âm dương, diễn viên có tên tuổi sẽ phải hóa thân vào những nhân vật ma để đáp ứng nhu cầu đổi mới của khán giả.

Đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ, thành viên Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP HCM, nói: “Khi xem duyệt phúc khảo một vở kịch đề tài ma tôi rất bức xúc. Các đạo diễn bây giờ dựng kịch ma cứ trình bày quan điểm ma là có thật, rồi cuối vở chuyển hướng là sự ám ảnh. Về thủ pháp đã sai, tính tư tưởng, giáo dục lại càng sai. Thậm chí, hội đồng duyệt phúc khảo buộc phải đề nghị chỉnh sửa lại, phúc khảo lần hai, câu chuyện sau đó bị đổi hoàn toàn, có khi gán vào bối cảnh những năm thập niên 1930 để dễ được duyệt. Kịch ma, theo tôi, dù có cải tiến, có thay đổi thủ pháp dàn dựng, có dùng chiêu thức gì đi nữa vẫn phải có một nền tảng kịch bản văn học vững, thông điệp phải tươi sáng, tích cực. Cứ cái đà này, đời sống giải trí sẽ nhuộm màu ma, quỷ”.

Người xem cần nội dung tích cực

Khán giả nói gì về sự nhàm chán của dòng kịch ma hiện nay khi mà sự hiện diện của các bóng ma chỉ là cái cớ, đôi lúc nội dung câu chuyện kịch chẳng logic. Khán giả Nguyễn Minh Hiền Nam (sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP HCM): “Sự trả giá hay sự dằn vặt của lương tâm trước những tội lỗi mà nhân vật gây ra nhưng lại được dựng theo cách hài hước, cười cợt nên phản cảm”.

Khán giả Trần Văn Hoàng (TP HCM) nói: “Xét cho cùng, ma thật hay ma giả vẫn là chủ đề khai thác nỗi ám ảnh tội ác đã gây ra của nhân vật chính trong vở kịch. Tuy nhiên, xem rồi mới thấy hầu hết các hồn ma có vẻ như không còn quan trọng đối với khán giả vì chiêu thức đã cũ, thủ pháp dàn dựng quá nhàm, thậm chí nhạt. Cái người xem cần chính là nội dung tích cực, bài học gì cho cuộc sống vượt lên trên sự trả thù. Tôi nghĩ thông điệp giá trị, có ích cho cuộc sống là mục đích mà các vở diễn đề tài ma nên hướng tới hơn là trò hù dọa cũ rích”.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo