xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khẳng định thêm giá trị đờn ca tài tử

Tin - ảnh: T.Hiệp

Sau 3 ngày làm việc (từ 9 đến 11-1), hội thảo quốc tế “Nghệ thuật đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng”, diễn ra tại hội trường khách sạn Rex - TPHCM đã kết thúc

Tổng kết hội thảo, GS-TS – NSƯT Ngô Văn Thành,  Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - đã đúc kết: “Về hiện tượng, nghệ thuật đờn ca tài tử là minh chứng điển hình nhất cho việc chiếm lĩnh thành quả văn hóa của nghệ thuật âm nhạc cung đình được nhân dân “dân gian hóa” và đi vào đời sống quần chúng.
 
Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật đờn ca tài tử là tiếng rao đờn trước khi ca mà không có nền âm nhạc nào trên thế giới có được. Các nhà khoa học quốc tế đã đóng góp thêm cho hội thảo những so sánh rất thú vị giữa nghệ thuật đờn ca tài tử với một số trường phái âm nhạc cổ của các quốc gia, đưa ra những cái nhìn mang tính khẳng định giá trị lan tỏa của nghệ thuật đờn ca tài tử trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam”.
 
Hơn 120 đại biểu tham dự chính thức với 33 tham luận khoa học (trong đó có 7 tham luận của các đại biểu quốc tế đến từ Pháp, Cyprus, Đức, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) đã tập trung vào các nội dung chính: Lịch sử hình thành, phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử; những phát hiện về giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử qua các góc nhìn đa diện hay chuyên sâu; vấn đề thực trạng, sức sống cũng như những đề xuất về kế hoạch hành động mang tính chiến lược hoặc biện pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử trong cuộc sống đương đại...
 
 
img
GS-TS Trần Văn Khê phát biểu tại hội thảo


Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) TS Hồ Anh Tuấn cho biết: “Bộ VH-TT và DL đã xây dựng đề án đưa sân khấu và âm nhạc dân tộc, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử vào học đường từ nay đến năm 2020.
 
Riêng chính sách đối với các nghệ nhân đang chờ Cục Di sản Văn hóa xác định tiêu chuẩn và các cơ sở lập danh sách cụ thể để Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác giữ gìn, bảo tồn, phát triển cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho nghệ thuật đờn ca tài tử”.
 
Nói về lộ trình xét duyệt đầy khả quan của UNESCO với nghệ thuật đờn ca tài tử, GS-TS Trần Văn Khê cho biết: “Tôi và GS Vĩnh Bảo đã gián tiếp nhiều đợt giới thiệu với UNESCO về nghệ thuật đờn ca tài tử.
 
Ở Pháp và nhiều quốc gia châu Âu, nghệ thuật đờn ca tài tử đã được in thành đĩa, được trao nhiều giải thưởng âm nhạc và đã hiện diện trong các thư viện lớn về âm nhạc dân gian của các quốc gia lớn.
 
Do đó, qua cuộc hội thảo này, tôi chính thức yêu cầu Bộ VH-TT và DL phải triển khai nhiều cuộc hội thảo chuyên sâu hơn về nghệ thuật đờn ca tài tử, vì chúng ta rất kỳ vọng vào hồ sơ trình UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử của Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Song, được công nhận hay không không quan trọng, cái chính là chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ và phát huy những tinh hoa của ông cha để lại”.  
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo