xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khát vọng của điện ảnh Việt Nam!

H.THÂN - T.HIỆP ghi

ĐIỆN ẢNH.- Sau 49 năm xây dựng và phát triển, ngành điện ảnh VN vẫn còn bộn bề những lo toan. Ở những năm đầu thế kỷ 21 liệu có tín hiệu lạc quan?. Ngành điện ảnh Việt Nam ra đời tại chiến khu Việt Bắc, được đánh dấu bằng sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh” ngày 15-3-1953.

Đến nay, ngành điện ảnh VN đã bước vào tuổi thứ 49, từng gặt hái nhiều thành tích qua những liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng bên cạnh đó vẫn còn ngổn ngang những hạn chế, lạc hậu. Nhân dịp sinh nhật này, chúng tôi xin giới thiệu những suy nghĩ, ước mơ của một số đạo diễn, diễn viên, nhà phát hành phim về viễn cảnh tương lai của điện ảnh VN.

Ông Huy Thành (Tổng Thư ký Hội Điện ảnh TPHCM): Đào tạo đội ngũ trẻ

Một nền điện ảnh không thể gọi là phát triển, khi sản phẩm làm ra không đáp ứng mục đích kinh doanh. Càng không chỉ dựa vào vài bộ phim được giải thưởng để tán tụng nhau là điện ảnh ta đang... phát triển, trong khi đó số đầu phim VN sản xuất mỗi năm quá ít và nhờ vào tiền tài trợ của Nhà nước. Chủ trương xã hội hóa đã có, nhưng làm như thế nào để có hiệu quả vẫn chưa thấy! Chúng tôi luôn quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ trẻ, những người quyết định chất lượng sáng tác các tác phẩm điện ảnh tương lai.

Ông Cao Văn Hùng (Giám đốc Công ty Điện ảnh TPHCM): Kỹ thuật quá lạc hậu

Hiện nay các thành phố lớn trong nước đã có nhiều rạp chiếu phim hiện đại (hình ảnh trong suốt, âm thanh surround...). Nhưng đến thời điểm này kỹ thuật sản xuất phim VN vẫn còn lạc hậu cả về hình ảnh và âm thanh. Nghe và nhìn là hai yếu tố quan trọng để hấp dẫn khán giả đến rạp xem phim, nhưng cả hai yếu tố này phim VN vẫn còn sản xuất với kỹ thuật quá lạc hậu!

Ông Cao Văn Sâm (Giám đốc Công ty Fafilm VN tại TPHCM): Nên mở rộng hợp tác

Trong điều kiện khó khăn về vốn và về phương tiện kỹ thuật hiện đại, nên chăng mở rộng quan hệ hợp tác với những công ty điện ảnh nước ngoài. Mối quan hệ hợp tác giữa Fafilm VN và Hãng ANet (Hàn Quốc) bước đầu đã có những thuận lợi như hỗ trợ nhau về công tác phát hành và sản xuất phim. Việc hợp tác với các nước cũng là một hướng mở để thúc đẩy điện ảnh nước nhà phát triển.

Diễn viên Hồng Ánh: Phim đi vào cuộc sống

Thành tựu to lớn nhất của điện ảnh VN trong 49 năm qua là luôn sát cánh vượt qua những khó khăn. Tôi cảm thấy phim của chúng ta thường chọn đề tài chiến tranh, mà ít đi vào cuộc sống thực tiễn, vấn đề mà thế hệ trẻ rất quan tâm. Bởi, trên con đường phấn đấu vươn lên, lớp trẻ rất cần sự định hướng, mà phim ảnh đóng vai trò quan trọng tác động đến ý thức người xem nhanh nhất. Theo tôi, tháo gỡ hạn chế nào cũng cần có thời gian, nhưng đã 49 năm qua rồi, chúng ta không thể để điện ảnh cứ rút kinh nghiệm mãi...

Diễn viên Chi Bảo: Đầu tư đời sống cho người viết kịch bản

Ai cũng biết 49 năm qua điện ảnh VN khó khăn vì thiếu kinh phí, nhưng tiền không là vấn đề quyết định khi mà con người không còn tâm huyết. Theo tôi hướng giải quyết để điện ảnh có một nguồn kịch bản hay là tập trung đào tạo tác giả trẻ, bổ sung nguồn kiến thức và có chế độ ưu đãi cho người viết. Về thành tựu tôi nhận thấy một số phim gần đây tạo uy tín cao như: Đời cát, Thung lũng hoang vắng, Mùa ổi... nhưng đều là hàng hiếm trong khi nhu cầu của công chúng đòi hỏi phải có nhiều phim hay hơn. Vì thế, khâu kịch bản là vấn đề quan trọng.

NSƯT Ngọc Hiệp: Đào tạo đội ngũ kỹ thuật

49 năm qua, điện ảnh VN vẫn còn xài phương thức sản xuất thủ công lạc hậu. Nhưng điều đáng ghi nhận là đã “liệu cơm gắp mắm” và sống với tinh thần “con hiếu thảo thì không thể chê cha mẹ nghèo”. Song, bằng lòng với điều đó không có nghĩa chúng ta không được quyền hy vọng điện ảnh nước nhà phát triển. Tôi xem việc hạn chế quan trọng nhất mà chúng ta cần khắc phục đó là đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên cho điện ảnh. Ai cũng biết nền điện ảnh nước nhà đã có một đội ngũ diễn viên, đạo diễn, biên kịch lành nghề, nhưng còn đội ngũ kỹ thuật viên, hầu hết họ xuất thân từ tay ngang và những hạn chế về mặt kiến thức cứ kéo họ tụt lại phía sau. Phim ảnh cũng như các loại hình nghệ thuật khác cần sức mạnh tổng hợp, hễ khuyết một bộ phận nào tức guồng máy bị hỏng, có chắp vá cũng không thể chạy tốt. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo