Phim Vó ngựa trời
Không phải đến thời điểm này phim lịch sử mới được công chúng ghi nhận. Nhiều bộ phim truyền hình trước đó cũng đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả, gần nhất là bộ phim Dưới cờ đại nghĩa – tác phẩm tâm huyết của hai đạo diễn Nguyễn Tường Phương và Lê Phương Nam thực hiện suốt mấy năm ròng rã.
Vấn đề đặt ra là điện ảnh Việt có đủ năng lực làm được những phim hay về đề tài lịch sử? Và vì sao dòng phim này chưa phát triển như mong muốn?
Lý Hùng vai Hoàng đế Quang Trung trong phim lịch sử Tây Sơn hào kiệt. Ảnh: Lữ ĐẮc Long
Dòng chảy lờ đờ
Bộ phim điện ảnh lịch sử cổ trang đầu tiên của Việt
Sau này, những bộ phim truyền hình khai thác đề tài lịch sử như Ngọn nến hoàng cung, Người đẹp Tây Đô,... đã mang đến những thành công bất ngờ, được đông đảo người xem yêu thích.
Sắp tới đây, các phim truyền hình đề tài lịch sử: Lý Công Uẩn – Đường đến Thăng Long, Thái sư Trần Thủ Độ cũng sẽ được lên sóng trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.
Đạo diễn Tường Phương cho biết ông đang chuẩn bị tư liệu để thực hiện tiếp một bộ phim về đề tài lịch sử Nam Bộ.
Đạo diễn Phan Hoàng cùng Hãng phim Cửu Long sẽ sớm bấm máy bộ phim nói về anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Phim Tây Sơn hào kiệt của Hãng phim Lý Huỳnh là bộ phim điện ảnh lịch sử đầu tiên của năm 2010 được công chiếu (NSƯT Lý Huỳnh từng sản xuất một số phim truyện nhựa đề tài lịch sử võ hiệp: Thăng Long đệ nhất kiếm, Thanh gươm để lại, Lửa cháy thành Đại La).
Dù chưa hoàn hảo nhưng có thể nói phim Tây Sơn hào kiệt đã phần nào làm thỏa “cơn khát” bấy lâu của công chúng về phim điện ảnh khai thác đề tài lịch sử.
Một phim khác là Long thành cầm giả ca (đạo diễn Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải Phóng sản xuất) cũng đang trong giai đoạn hậu kỳ. Tuy vậy, số lượng phim trong dòng chảy này thật ít ỏi so với lượng phim đề tài hiện đại, dù người xem vẫn khát khao trông chờ những bộ phim đề tài lịch sử của điện ảnh, truyền hình Việt.
Nỗi niềm người trong cuộc
Kinh phí, bối cảnh, đạo cụ, trang phục... là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công và có sức thuyết phục đối với người xem cho một bộ phim đề tài lịch sử. Nhưng đó không phải là những lý do để các nhà làm phim vin vào, đổ lỗi cho việc vì sao các nhà làm phim né tránh đề tài lịch sử.
Rõ ràng những nỗ lực của một số nhà sản xuất và đạo diễn tâm huyết với dòng phim này trong thời gian qua đã tạo ra được những tác phẩm thành công, mang đến cho khán giả những món ăn đủ sức thẩm thấu và cuốn hút.
Kịch bản phim lịch sử không thiếu. Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân nói rằng trong tay ông có rất nhiều kịch bản phim đề tài lịch sử. Văn học cũng có nhiều tác phẩm lịch sử, dã sử.
Cuộc vận động sáng tác kịch bản nhân đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng bổ sung vào kho kịch bản phim lịch sử nhiều tác phẩm có thể làm phim. Thế nhưng cho đến thời điểm này, phần lớn các kịch bản được duyệt đều đang trong giai đoạn tìm kiếm tài trợ hoặc chỉ là những dự án còn trên giấy.
Đụng tới phim lịch sử thì cái gì cũng thiếu, từ kinh phí, phim trường đến trang phục, đạo cụ... nhưng cái thiếu lớn nhất, theo một đạo diễn, chính là nền tảng kiến thức về lịch sử, những hiểu biết về các giá trị văn hóa phi vật thể của những người làm nghề.
Hiện nay cũng chỉ có một vài tên tuổi đạo diễn đủ sức tạo niềm tin để nhà sản xuất giao làm phim về đề tài lịch sử.
Đạo diễn Tường Phương chia sẻ: “Muốn cho khán giả tin vào một nhân vật có thật trong lịch sử và để nhân vật đó sống động trên phim như chính hình ảnh trong tâm thức của muôn người không phải là điều dễ dàng. Phải thật cân nhắc, tìm kiếm những cứ liệu lịch sử, phân tích thật kỹ lưỡng tính cách, con người của lịch sử để tái tạo nhân vật. Vì vậy, nỗi sợ hãi của những người làm phim lịch sử là lao đầu vào làm mà không biết điều gì đang đợi mình”.
Cần chiến lược lâu dài Phim lịch sử Việt đang có một sự khởi đầu trong những nỗ lực đầy khó nhọc nhưng đáng trân trọng. Theo đạo diễn Tường Phương: “Điện ảnh Việt hoàn toàn có thể làm được phim lịch sử nhưng rất cần có một tư duy nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc để vạch một chiến lược đầu tư lâu dài cho phim lịch sử. |
Bình luận (0)