xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không dễ phục dựng điện Kính Thiên

Bài và ảnh: Hoàng Lan Anh

Lý do phải phục dựng, Ban Quản lý Di tích Cổ Loa - Thành cổ cho rằng vì di sản trên mặt đất ở đó quá ít. Phục dựng thực tế hay chỉ trên 3D đang là vấn đề bàn cãi

Ban Quản lý Di tích Cổ Loa - Thành cổ vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề xuất việc phục dựng điện Kính Thiên trên nền điện cũ tại Cấm thành Thăng Long. Đề xuất này lập tức gây tranh cãi. 
 
Lý lẽ của người đề xuất

Theo dự kiến, khi được phục dựng, điện Kính Thiên sẽ mang thiết kế của thời Lê. TS Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Ban Quản lý Di tích Cổ Loa – Thành cổ, dự tính việc nghiên cứu phục dựng cũng phải mất khoảng 5-7 năm bởi cần phải có thời gian để tính toán một cách khoa học.
 
img
Tổng quan hành cung trên nền điện Kính Thiên xưa do người Pháp chụp
 
Trước hết, phải tính được các bước không gian dựa trên di tích hiện còn của nền điện, đồng thời phải tiến hành nghiên cứu khảo cổ học để xem nền móng thực tế thế nào. Tiếp đến là việc tổ chức các hội thảo khoa học lấy ý kiến rộng rãi của các nghiên cứu, nhân dân; dựng mô hình 3D và dựng mô hình theo tỉ lệ nhất  định, từ đó mới tiến hành thiết kế sơ bộ.

Lý giải cho ý tưởng phải phục dựng điện Kính Thiên được đánh giá là rất khó khăn, TS Nguyễn Văn Sơn cho biết ở vài cuộc hội thảo từ 10 năm trước, ý tưởng này đã được nêu ra. Thực tế, toàn bộ nền điện cũ vẫn còn, một số di vật liên quan đến kiến trúc điện như 2 lan can thành bậc, đôi rồng đá phía trước và phía sau vẫn gần như nguyên vẹn.
img
Điện Kính Thiên nay chỉ còn đôi rồng đá và các bậc thang
 
Hình ảnh điện Kính Thiên thời điểm nó bị người Pháp phá bỏ để xây nhà pháo binh, cũng vẫn còn được lưu giữ trong các tư liệu. Thêm nữa, nhiều du khách vào Thành cổ không khỏi ngậm ngùi vì những di sản hiện diện trên mặt đất quá ít ỏi. Lý do này cũng nhận được sự đồng tình của PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
 
Ông Tín cho rằng trong Thành cổ, các hạng mục kiến trúc cổ không nhiều hay nói thẳng ra là quá ít. Chính vì vậy, theo ông Sơn, ý tưởng phục dựng điện Kính Thiên có thể coi như một việc làm thiết thực để du khách có thể hình dung được phần nào diện mạo Cấm thành Thăng Long.

Thách đố các nhà khoa học

Tuy nhiên, không phải nhà sử học nào cũng lạc quan với ý tưởng phục dựng điện Kính Thiên. Thực tế, tuy UNESCO không phản đối nhưng cũng khuyến khích việc phục dựng này.
 
Trong một cuộc trả lời trực tuyến về Hoàng thành Thăng Long của website Chính phủ, GS Phan Huy Lê từng nhận định phục dựng một kiến trúc cổ cần phải theo đúng yêu cầu khoa học, tức là phải có đủ các thông số, mà điều này thì chúng ta chưa có điều kiện. Đúng là nền điện còn đó và vẫn còn một bức ảnh do người Pháp chụp. Bức ảnh này là trung thực song chụp vào thời nhà Nguyễn chứ không phải điện Kính Thiên của Cấm thành Thăng Long xưa.
 
 Sử sách chỉ rõ năm 1816, điện Kính Thiên đã sụp đổ và vua Gia Long đã cho hủy bỏ để xây hành cung. Từ bức ảnh đó để phục dựng hành cung đã khó, phục dựng điện Kính Thiên còn khó hơn. Vì vậy, cần khai quật khảo cổ ở xung quanh nền điện Kính Thiên để hiểu được điện.

TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trăn trở: Vấn đề đặt ra là phục dựng thế nào khi tài liệu chưa đủ vì kiến trúc hiện nay đã bị thay đổi về quy mô kích thước. Điều thứ hai mà ông Quân tỏ ý quan tâm là mối quan hệ của nó với công trình bên dưới sẽ xử lý thế nào. Còn nữa, khi phục dựng xong, bên trong điện sẽ chứa đựng cái gì, tái hiện chức năng của điện Kính Thiên thế nào, thổi hồn vào nó ra sao?...
 
Theo ông Quân, chỉ riêng việc nghiên cứu để trả lời cho được những câu hỏi này đã thực sự là một thách đố. Chính vì vậy, theo GS Phan Huy Lê, với điện Kính Thiên, trước mắt nên phục dựng trên không gian 3D rồi bổ sung dần, sau đó phục dựng trên thực tế với sự tham gia của các chuyên gia, nhất là các chuyên gia quốc tế.

 
Từ điện Kính Thiên thành hành cung

Năm 1010, sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã dựng điện Càn Nguyên tại vị trí núi Nùng, tức Long Đỗ (Rốn Rồng), nơi hội tụ khí thiêng non sông theo quan niệm phong thủy cổ truyền.
 
Đến năm 1029, vua Lý Thái Tông mở mang thêm và đổi tên thành Thiên An. Sang đời Trần, điện được giữ nguyên tên.

Đến đời Lê, điện có tên là Kính Thiên. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, tiếp sứ giả nước ngoài và thiết triều, bàn những việc quốc gia đại sự.
 
Năm 1816, điện Kính Thiên đã sụp đổ và vua Gia Long cho hủy bỏ điện này để xây hành cung và trong suốt thời nhà Nguyễn cai trị, đây được xem là hành cung phía Bắc của các vị vua mỗi khi có việc từ Huế ra Bắc Hà.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo