Hiện tượng các người mẫu, họa sĩ thay phiên nhau trút bỏ quần áo và gắn mác "bảo vệ môi trường" đang làm cho người ta hoài nghi rằng họ chỉ khỏa thân để khoe thân chứ không phải vì môi trường.
Tác giả của bức tranh “im lặng”, họa sĩ Hữu Nhật, cho rằng anh vẽ bức tranh để kêu gọi bảo vệ thiên nhiên, gióng lên hồi chuông cảnh báo khí hậu đang ngày càng xấu đi và chọn cách "trần trụi" giữa bầy thú trong một khu rừng nhiệt đới.
Tranh khỏa thân của họa sĩ Hữu Nhật
Mục đích của họa sĩ này là đáng hoan nghênh nhưng tại sao anh lại chọn khỏa thân mà không phải một cách bộc lộ nào khác? Trong khi sự kiện Ngọc Quyên khỏa thân giữa thiên nhiên Mộc Châu đã vấp phải sự phản ứng kịch liệt và vẫn chưa lắng dịu thì bức tranh khỏa thân này lại xuất hiện. Tất cả như một sự trùng hợp khiến ai cũng phải nghi ngờ có sự "ăn theo" ở đây.
Bộ ảnh của Ngọc Quyên gây xôn xao dư luận
Ngày nay, việc nude để kêu gọi điều gì đó ý nghĩa không còn xa lạ trên thế giới và cả ở VN. Trong nghệ thuật, nude cũng không phải điều cấm kỵ nhưng phải đẹp và có nghệ thuật. Nếu tác phẩm đó thuyết phục người xem thì dù không vì mục đích gì cụ thể, nó cũng đáng được trân trọng. Hơn nữa, không phải cứ nude mới là bảo vệ môi trường. Những ai thực sự muốn theo đuổi đề tài này vẫn có thể vẽ tranh biếm họa, ca ngợi thiên nhiên... và có thể chụp bộ ảnh du lịch cùng với cảnh đẹp ở một vùng quê trong lành nào đó.
Việc khen chê “thanh – tục” tùy theo cách nhìn và cảm nhận riêng của mỗi người. Tuy vậy, chúng ta vẫn có những chuẩn mực văn hóa chung, không dễ thay đổi. Dù làm nghệ thuật hay bất cứ hoạt động nào cũng cần chú ý tới điều này, tránh tác động xấu đến những điều tốt đẹp chúng ta đang gìn giữ.
Cô cũng gắn mác "Bảo vệ môi trường"
Việc va chạm đến thuần phong mỹ tục đang ngày càng nhiều và nếu cứ tiếp tục mượn danh môi trường để nude thì chắc sắp tới, công chúng phải “rửa mắt” với vô số bộ tranh, ảnh mà trong đó con người trở lại thời "tiền sử". Thiết nghĩ, đến lúc những nhà quản lý văn hóa cần có những quy chuẩn cụ thể trước khi mọi việc đi quá xa.
Bình luận (0)