xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm nghệ thuật một mình

Thanh Hiệp

Đơn độc trong bộ môn nghệ thuật mình đam mê nhưng họ luôn nỗ lực làm nghề và bảo tồn, phát triển nó

Trong lúc nhiều người rời xa dần những môn nghệ thuật khó nuôi thân, vẫn có những nghệ sĩ trẻ bất chấp khó khăn, nỗ lực hết mình cho nghề vì đam mê. Các loại hình nghệ thuật đặc thù: kịch câm, rối bóng, múa bóng rỗi… không chỉ kén khán giả mà còn đòi hỏi nghệ sĩ phải không ngại khó, ngại khổ mới sống trọn vẹn được với nghề.

Chỉ vì đam mê

Nhà hát Thế giới trẻ TP HCM “nóng” lên vì chương trình độc diễn đặc biệt Kịch câm trở lại của nghệ sĩ Hoàng Tùng vừa diễn ra. Phần biểu diễn dài 120 phút với 8 tiểu phẩm ngắn được anh thể hiện đầy cuốn hút khiến khán giả ngưỡng mộ.

Nghệ sĩ Hoàng Tùng hiện công tác tại Nhà hát Tuổi Trẻ với vai trò Phó đoàn 3 của Đoàn kịch Thể nghiệm do NSND Lan Hương làm trưởng đoàn. Song, diễn môn kịch câm thì chỉ có mình anh. Hoàng Tùng yêu kịch câm từ nhỏ nhưng nghệ thuật này ở Việt Nam cứ mai một dần, không có điều kiện học nghề. Đến khi gặp được nghệ sĩ kịch câm Naoki danh tiếng của Nhật Bản lúc ông đến Việt Nam, anh quyết định thực hiện niềm đam mê của mình và trở thành học trò của ông.

 

Nghệ sĩ Hoàng Tùng
Nghệ sĩ Hoàng Tùng

 

Trong lúc nhiều nghệ sĩ khác không sống được với kịch câm, lần lượt chuyển sang thể loại nghệ thuật khác thì Hoàng Tùng, một nghệ sĩ trẻ, vẫn gắn bó, tìm mọi cách để giúp khán giả hiểu, yêu thích bộ môn này. Anh nung nấu ý định và nỗ lực thực hiện chương trình Kịch câm trở lại để phục vụ khán giả, sau thời gian ngắn tu nghiệp về bộ môn nghệ thuật này tại Nhật.

“Tôi học ở nghệ sĩ Naoki cách kết nối giữa kịch câm và các loại hình nghệ thuật khác như khiêu vũ, các điệu nhảy của Michael Jackson, Poping… để tạo sự phong phú khi trình diễn” - nghệ sĩ Hoàng Tùng cho hay. Theo anh, sự gần gũi của kịch hình thể và kịch câm khiến nhiều người lầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khi nghệ sĩ kịch hình thể chuyển sang diễn kịch câm. Thực tế không đúng như vậy, anh đã nỗ lực hết mình, thu nhặt kiến thức, học tập miệt mài mới có thể trình diễn được thể loại này.

Đâu chỉ có Hoàng Tùng đơn độc trên bước đường nghệ thuật của mình. Lê Hoàng Duẩn, 24 tuổi, cũng đang nỗ lực vì nghệ thuật rối bóng. Rối bóng là một loại hình phát triển ở nhiều nước: Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Indonesia… Hình thức biểu diễn của nó là sử dụng đèn chiếu vào bề mặt phông phía sau sân khấu. Nghệ sĩ dùng que để điều khiển hoạt động của các con rối ở phần sáng của ánh đèn. Khán giả sẽ được xem vở diễn qua bóng của con rối phía trước sân khấu.

 

Nghệ sĩ Lê Hoàng Duẩn.
Nghệ sĩ Lê Hoàng Duẩn.

 

Lê Hoàng Duẩn cho biết: “Trước đây, tôi có diễn một số loại hình rối khác như rối tay nhưng rối bóng mới thực sự là niềm đam mê của tôi”. Anh tự mày mò làm con rối, mua phông màn, xin cha mẹ trợ vốn để mua đủ loại đèn màu rồi vận động các bạn sinh viên cùng khuân vác sân khấu, bục bệ đến từng con hẻm nhỏ diễn cho trẻ em xem.

Hoàng Duẩn đến với nghề này bằng niềm đam mê chứ thu nhập rất bấp bênh. Mục tiêu của anh trước hết là phục vụ trẻ em trong các khu lao động, sau là các tụ điểm.

Trong khi đó, nghệ nhân múa bóng rỗi hiếm hoi hiện nay là Út Son. Út Son là con nuôi của nghệ nhân múa bóng rỗi nổi tiếng Lê Thị Thủ (ngụ xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Nghệ thuật bóng rỗi là múa hát nghi lễ vào các dịp lễ hội tại các đền, miếu ở Nam Bộ. Sau việc cúng tế lễ là đến tiết mục múa bóng rỗi. Cũng như 2 nghệ sĩ trẻ nêu trên, Út Son cố gắng luyện tập và trở thành nghệ nhân múa bóng rỗi nổi danh ở Tiền Giang.

“Tôi may mắn có được người mẹ nuôi, người thầy tài giỏi truyền nghề. 15 năm nay, tôi học được rất nhiều, từ nghề nghiệp cho đến cách sống. Nét tinh hoa của bộ môn này chính là trút hết niềm đam mê vào từng điệu múa. Bóng rỗi không còn bị xem là mê tín mà là một môn nghệ thuật diễn xướng dân gian đang được nhà nước quan tâm” - nghệ nhân Út Son bày tỏ.

Dốc sức truyền nghề

Út Son còn nhớ rõ cách đây 8 năm, trong Liên hoan “Bóng rỗi và cắt dán mâm vàng” tổ chức tại Tiền Giang, anh đoạt được giải A múa mâm vàng và hát rỗi, giải B cắt dán mâm vàng. Sau đó, Út Son ghi dấu khi liên tục đoạt huy chương vàng múa mâm vàng Cửu Long (năm 2007 ở tỉnh Nghệ An), huy chương vàng diễn xướng dân gian toàn quốc (tổ chức tại Đà Lạt năm 2014)… Hiện mẹ nuôi đã mất, anh dốc sức truyền nghề cho học trò để tìm người đồng hành cùng mình trên bước đường nghệ thuật. Cái khó là thu nhận học trò mà phải giấu kín, dạy lén lút vì cha mẹ các em không cho theo nghề. “Truyền nghề là giao trọng trách cho các em, tôi phải cố làm tốt dẫu người đời còn nhiều dị nghị về nghề này” - anh tâm sự.

 

Nghệ nhân Út Son
(Ảnh do các nhân vật cung cấp)
Nghệ nhân Út Son (Ảnh do các nhân vật cung cấp)

 

Có lẽ giải pháp để thoát khỏi cảnh đơn độc làm nghề là chỉ còn cách tìm học trò và truyền nghề, truyền cả đam mê. Vì thế, cũng như nghệ nhân Út Son, nghệ sĩ trẻ Hoàng Duẩn đang tiếp tục chiêu mộ thêm nhiều đệ tử để bù vào số học trò rơi rụng sau vài tuần học nghề. Bằng sự đam mê và nỗ lực, Hoàng Duẩn vẫn lạc quan, tự tin vào tương lai môn nghệ thuật mình theo đuổi.

“Tôi Việt hóa dụng cụ rối bóng bằng tre, nhựa và giấy, bởi không có tiền mua sừng trâu, da trâu. Bằng cách sử dụng âm nhạc Việt với ngũ cung làm nền, tôi đã có một chương trình rối bóng đậm dấu ấn riêng. Có một dự án mời tôi phối hợp rối bóng với kịch nói, sẽ rất thú vị khi tôi vào Nam thực hiện ước mơ này” - Hoàng Duẩn thổ lộ.

15 năm gắn bó với kịch câm, nghệ sĩ Hoàng Tùng tâm sự có lúc anh tưởng sẽ rời xa nó nhưng rồi tình yêu dành cho đam mê này lớn dần. Nỗ lực của Hoàng Tùng đã được giới chuyên môn ghi nhận. Tiến sĩ học thuật Yến Chi cho biết trong lúc các nghệ sĩ nổi tiếng như: NSƯT Phúc Dzĩ, Đào Kế Đoàn, Phạm Tiến Dũng, Bích Ngọc… không còn nhiệt huyết như thời trẻ, hiện chỉ mỗi Hoàng Tùng nỗ lực duy trì kịch câm, không ngại khó vào Nam lưu diễn. Họa sĩ Lê Văn Định kể rằng ngày trước trong Nam có Tất My Loan theo kịch câm nhưng rồi cũng giã từ vì không sống nổi với nghề này.

Sau chuyến vào Nam lưu diễn, Hoàng Tùng sẽ đưa kịch câm đến Hàn Quốc theo lời mời tham gia liên hoan bộ môn này vào tháng 5-2015. Anh không khỏi vui mừng vì kịch câm Việt Nam có dịp góp mặt tại liên hoan lớn về thể loại này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo