xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm phim độc lập: Đam mê và phiêu lưu

Ngọc Lê

Mô hình lý tưởng để sản xuất bộ phim độc lập là đạo diễn chỉ nên tập trung sáng tạo, nhà sản xuất lo về tài chính và tổ chức nhưng điều ấy chưa có ở Việt Nam

Bộ phim tài liệu Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm phát hành thời gian qua trở thành hiện tượng khi thu hút khán giả tới rạp. Nhưng trước khi gặt hái được thành công này, bộ phim bị nhiều nơi trong nước từ chối hỗ trợ sản xuất, kể cả Công ty Blue Production - đơn vị phát hành cho phim.

Vất vả ngay từ điểm xuất phát

Nguyễn Thị Thắm phải nhờ sự giúp đỡ của các quỹ phim ảnh nước ngoài, cụ thể là Quỹ Varan, IWA của Pháp và Viện Goethe Việt Nam. Số tiền ủng hộ cũng chẳng thấm vào đâu so với kinh phí làm phim, việc dàn dựng cứ bị đứt quãng, phim quay xong từ năm 2010 đến năm 2013 mới cơ bản hoàn thành. Thắm bảo nhờ lọt vào vòng tranh cử Phim tài liệu xuất sắc nhất tại Liên hoan quốc tế điện ảnh tài liệu lần thứ 36 ở Pháp nên các nhà sản xuất mới dám đầu tư. “Nhiều khi không còn một đồng trong túi, muốn nhận các dự án phim khác để kiếm tiền song ngại ảnh hưởng đến tiến trình hoàn thành phim, tôi đành chọn cách ăn nhờ ở đậu nhà người quen trong suốt quá trình làm hậu kỳ cho Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” - Thắm chia sẻ.

 

Đạo diễn Phan Đăng Di (bìa trái) đang hướng dẫn các đạo diễn trẻ cách lập dự án phim tại địa điểm Ga0 - không gian nghệ thuật độc lập. ( Ảnh do Ga0 cung cấp).
Đạo diễn Phan Đăng Di (bìa trái) đang hướng dẫn các đạo diễn trẻ cách lập dự án phim tại địa điểm Ga0 - không gian nghệ thuật độc lập. ( Ảnh do Ga0 cung cấp).

 

Các đạo diễn phim độc lập cho biết hầu như việc sản xuất phim của họ đều phải đi xin kinh phí từ nước ngoài nhưng không hề dễ, kịch bản phải thật ấn tượng mới được chú ý. Còn lại, ai nấy tự bỏ tiền túi ra làm.

Diễn viên Hồng Ánh, Giám đốc Công ty Blue Prodution, cho rằng giả sử đạo diễn có tài, tìm được nguồn kinh phí cũng chưa chắc có được ê-kíp tốt vì hiện tại, nhân lực giỏi chuyên môn và tác phong chuyên nghiệp của ngành này rất thiếu mà một tác phẩm điện ảnh không thể làm tốt khi chỉ có một mình đạo diễn.

Chưa có sự hỗ trợ chuyên nghiệp

Đạo diễn Phan Đăng Di chia sẻ mô hình lý tưởng để sản xuất một bộ phim độc lập là đạo diễn chỉ nên tập trung làm công việc sáng tạo, nhà sản xuất lo về tài chính và tổ chức. Ở nước ta chưa có nhà sản xuất chuyên nghiệp cho phim độc lập, các nhà sản xuất chỉ mới dừng lại ở công việc tổ chức sản xuất.Để đảm nhiệm được trọn vẹn một quy trình sản xuất đúng nghĩa từ phát triển dự án, đi tìm tài trợ, phát hành phim hầu như chưa có ai. “Phải có những nhà sản xuất chuyên nghiệp, phim độc lập ở Việt Nam mới phát triển được. Còn hiện nay, các đạo diễn phim độc lập kiêm luôn cả khâu sản xuất dẫn đến năng lượng bị phân tán và mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến số lượng phim” - đạo diễn Phan Đăng Di khẳng định.

Hiện nay, để hoàn thành một phim độc lập có thời lượng trên 90 phút, đạo diễn phải mất 3 năm làm việc. Việc không nhận được tài trợ, hỗ trợ chuyên nghiệp từ các cơ quan, đơn vị làm phim khiến dự án phim của họ phải nằm chờ. Cũng có người chọn cách làm chắt chiu từng đồng kiếm được rồi quay trước vài phân cảnh. Đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp, Nguyễn Phương… đều chọn cách “cày” kiếm tiền ở các phim quảng cáo, rồi dùng số tiền ấy đầu tư cho phim dài. Sau phim ngắn xuất sắc Phía sau cái chết tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế năm 2011, đến nay Tạ Nguyên Hiệp vẫn chưa khởi quay phim dài đầu tay của mình vì chưa đủ vốn.

Đạo diễn Phan Đăng Di và những người bạn của mình đã sáng lập nên chương trình Gặp gỡ mùa thu, sự kiện điện ảnh hằng năm vào mùa thu ở TP Đà Nẵng nhằm giúp đỡ các đạo diễn trẻ lập dự án phim, tiếp xúc các nhà sản xuất phim để tìm nguồn tài trợ.

Công ty Blue Productions của Hồng Ánh đang hỗ trợ và tài trợ thông qua các dự án tìm kiếm tài năng trẻ như 89600 km+, YxineFF với tiêu chí lựa chọn là đề tài giản dị, cách tiếp cận hiện đại và tính thực tiễn của ê-kíp làm phim. Gần đây, nhà nước đã hỗ trợ các nhà làm phim bằng cách mở các trại sáng tác, song sự hỗ trợ thiết thực nhất là kinh phí thì vẫn chưa có.

 

“Sân chơi” quá hẹp

Các sản phẩm phim độc lập của những đạo diễn trẻ khi hoàn thành đều chia sẻ trên trang mạng xã hội YouTube. Thiếu sự quảng bá nên những phim này ít được công chúng biết tới. Việc đóng cửa tiệc phim ngắn trực tuyến quốc tế YxineFF đem lại nhiều tiếc nuối cho các đạo diễn. Dù chỉ tồn tại trong 5 năm, song diễn đàn phim ngắn này đã phát hiện các nhà làm phim trẻ tiềm năng. Đạo diễn Lê Bảo - giải Trái tim vàng phim Mùi YxineFF 2014 - cho biết YxineFF là tiệc phim đầu tiên tôi gửi phim tham dự. Đóng cửa YxineFF làm tôi tiếc nuối.

Ngoài YxineFF, còn có các cuộc thi phim ngắn như 321 Action - Cuộc thi phim ngắn của tạp chí Thế giới Văn hóa, dự án phim 48, song nhiều đạo diễn cảm thấy bị gò bó khi phải làm theo chủ đề của ban tổ chức đưa ra.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo