xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm phim theo cách cả đoàn góp vốn

Minh Nga

Hình thức này vừa là giải pháp hữu hiệu cho các đoàn làm phim ít tiền vừa nâng cao được trách nhiệm của các thành viên

Kinh doanh phim điện ảnh để chiếu rạp được đánh giá là thị trường  tiềm năng nhưng kinh phí sản xuất luôn là nỗi trăn trở của các nhà làm phim. Có rất nhiều cách “xoay” kinh phí như tìm tài trợ từ các quỹ đầu tư nước ngoài, từ doanh nghiệp, huy động vốn (phổ biến nhất là “bắt tay” nhau giữa các hãng phim)… Mới đây, nhà sản xuất “Liên minh huyền thoại” lại có một cách mới là tất cả thành viên trong đoàn làm phim cùng góp vốn để thực hiện.

Gắn kết lợi ích

Đạo diễn Phạm Văn Hải - đồng thời là nhà sản xuất của phim “Liên minh huyền thoại” - tâm huyết với kịch bản này khá lâu nhưng lại không đủ kinh phí thực hiện. Trước tình trạng đó, anh đã nảy ra ý định kêu gọi mọi người trong đoàn phim cùng góp vốn. Hình thức này được thực hiện trên tinh thần “có bao nhiêu góp bấy nhiêu” và lợi nhuận sẽ được chia theo tỉ lệ góp vốn, lời ăn, lỗ chịu”.

Cảnh trong phim “Liên minh huyền thoại”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)
Cảnh trong phim “Liên minh huyền thoại”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

“Sau khi có kịch bản, tôi liền lập phương án sản xuất và gọi vốn từ các thành viên của đoàn phim như đạo diễn, diễn viên, biên kịch, quay phim, chủ nhiệm… Cả đoàn phim đều đồng ý tham gia” - đạo diễn Phạm Văn Hải cho biết.

Nói góp vốn nhưng thực chất là góp tiền lương, cát-sê của mình vào phim là chính. Tức là thay vì lấy tiền lương, cát-sê, họ góp tiền ấy cho dự án phim. Đạo diễn võ thuật - chủ nhiệm Hồ Hiếu gần như góp 100% tiền lương cho phim. Đạo diễn Đinh Thái Thụy chỉ nhận một nửa (100 triệu đồng), số còn lại anh góp vào đoàn phim. Trong khi đó, diễn viên Hòa Hiệp góp hơn 50% tiền cát-sê (60 triệu đồng) và chỉ nhận 20 triệu đồng còn lại nếu phim thắng doanh thu. Thậm chí, có nhiều vị trí lương không cao như thư ký trường quay, âm thanh - ánh sáng… cũng góp 10-15 triệu đồng.

Để hoàn thành bộ phim, đoàn phải trải qua rất nhiều khó khăn vì 90% bối cảnh quay trong rừng núi. Tuy nhiên, theo đạo diễn Phạm Văn Hải, cả ê-kíp đều có tính đồng thuận, cố gắng cao.

“Khi mọi người cùng góp vốn, họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Thời gian quay phim được rút ngắn nên tiết kiệm được không ít chi phí” - đạo diễn Phạm Văn Hải cho biết. Diễn viên Hòa Hiệp bày tỏ: “Khi góp vốn, tôi cũng là một cổ đông, sự thành bại của phim ảnh hưởng trực tiếp đến mình nên tất nhiên, tôi rất tâm huyết và làm việc tốt nhất có thể”.

Khó nhân rộng

Rõ ràng, mô hình mới này sẽ nâng cao được trách nhiệm của nhân lực, kích thích sáng tạo nghệ thuật đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là giải pháp hữu hiệu cho các đoàn làm phim ít tiền.

Đạo diễn Phạm Văn Hải hào hứng: “Từ chỗ suýt bỏ cuộc vì không đủ kinh phí, giờ tôi đã làm được bộ phim phát hành ra rạp. Tôi nghĩ đây là hướng đi tốt nhất với những người có đam mê mà không có kinh phí”. Điện ảnh các nước cũng có nhiều tác phẩm thực hiện theo phương thức đóng góp vốn từ thành phần đoàn phim, mang lại hiệu quả cao về chất lượng.

Theo diễn viên Thái Hòa, ở Việt Nam, cách làm này chưa được các nhà sản xuất, diễn viên… quan tâm. Anh từng tham gia góp vốn làm các phim “Long Ruồi”, “Quả tim máu”, “Để Mai tính 2” nhưng trên tinh thần tự nguyện của diễn viên chứ không phải là hình thức kêu gọi mọi người. Bởi lẽ, tất cả thành phần làm phim sẽ nhận được số tiền tương ứng với doanh thu, nghĩa là lời lỗ của bộ phim ảnh hưởng đến túi tiền của họ. “Tâm lý mọi người muốn làm xong phim là nhận được tiền chứ không muốn phụ thuộc vào doanh thu đầy rủi ro kiểu như “bỏ bạc tỉ lượm bạc cắc”. Vì thế, họ rất e ngại góp vốn làm phim” - diễn viên Thái Hòa nhận xét.

Về phía nhà sản xuất, lâu nay họ vẫn luôn muốn tự mình quyết định mọi thứ chứ không thích có sự bàn bạc với mọi người. “Nhất là vấn đề kinh phí và doanh thu, họ ít có thói quen công khai, minh bạch. Hơn nữa, không phải lúc nào mọi người trong đoàn cũng tìm được tiếng nói chung, đi đến thống nhất để cùng quyết định mọi việc một cách êm thấm” - đạo diễn Phạm Văn Hải nói về lý do các nhà sản xuất không mặn mà với hình thức góp vốn.

Chi phí làm phim đang là vấn đề được các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu, trong khi việc huy động vốn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu biết cách huy động vốn từ nhiều nguồn lực, trong đó có sự chung sức của các thành phần đoàn phim, thì bài toán kinh phí làm phim Việt không quá khó.

Hiệu quả doanh thu sẽ quyết định

Phim “Liên minh huyền thoại” đang công chiếu và nhận được kết quả tích cực từ khán giả. Đạo diễn Phạm Văn Hải cho biết sắp tới, anh sẽ làm phim “Tình yêu và tội lỗi” cũng theo hình thức kêu gọi cả đoàn góp vốn.

Theo đạo diễn Hải, để thuyết phục cả đoàn làm phim đặt niềm tin cùng góp vốn, phim làm ra phải được khán giả ủng hộ, doanh thu tốt. Muốn vậy, cần phải có kịch bản hay, phim được làm chỉn chu, nghiêm túc bởi đội ngũ đạo diễn, diễn viên giỏi nghề…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo