xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm trang phục cổ: “Thầy bói xem voi”

Bài và ảnh: TIỂU QUYÊN

Các nhà thiết kế đã tạo được những bộ trang phục ấn tượng, mang bản sắc riêng cho từng câu chuyện kịch cũng như phim nhưng đúng- sai thế nào lại là chuyện đang tranh cãi

Khi các tác phẩm sân khấu – điện ảnh khai thác nhiều đề tài lịch sử  thì trang phục cổ trang cũng được dịp “lên ngôi” và trở thành vấn đề quan tâm của nhiều người. 

Tại hội diễn sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua, khán giả đã được thưởng thức những vở kịch lịch sử hoành tráng cùng với những bộ trang phục đẹp, tạo nên những sắc màu lộng lẫy trên sân khấu như: Nỏ thần, Ngàn năm tình sử, Mỹ nhân và anh hùng... Trang phục cổ nhưng không theo khuôn mẫu của những bộ trang phục chốn cung cấm vốn khá quen thuộc trên sân khấu cải lương đã tạo nên nét riêng biệt cho từng vở diễn.

img
Trang phục của nhân vật Lý Chiêu Hoàng trong vở Mỹ nhân và anh hùng được cách tân gần giống với trang phục hiện đại


“Đau đầu” với trang phục cổ


Phải mất gần một năm nghiên cứu tài liệu, trao đổi cặn kẽ đến từng chi tiết với đạo diễn Thành Lộc, Ngọc Tuấn mới có thể hoàn thành phần phục trang cho vở diễn.

“Với thể loại nhạc kịch như Ngàn năm tình sử, trang phục cần phải may rộng rãi hơn để diễn viên có thể hát múa mà không cảm thấy quá gò bó. Quan trọng hơn là làm sao thể hiện được nét dân dã để tạo sự gần gũi, mộc mạc với khán giả. Làm trang phục cho loại hình kịch nói, nếu không khéo sẽ bị chê là “cải lương quá”. Cần nhất là sự phối hợp màu sắc hài hòa và phải thiết kế sao cho phù hợp với diễn xuất đa dạng của diễn viên trong vở diễn” – Ngọc Tuấn chia sẻ.

Cũng vì vậy mà phần đầu vở diễn khi Lý Thường Kiệt còn ở làng gốm cùng nàng Thuận Khanh thì trang phục có màu xanh thanh thoát. Đến khi kịch tính vở tăng lên,  sắc màu trang phục cũng được thay đổi. Mỗi một màu sắc được đầu tư chăm chút cho nhân vật đều mang một ý nghĩa riêng.


Trang phục cho các nhân vật lịch sử không dễ thực hiện, từ việc chọn loại vải phù hợp đến hoa văn sao cho đúng với bản thiết kế, tất cả đòi hỏi người thực hiện phải kiên nhẫn. Nhà thiết kế phải thường xuyên...  dạo chợ, tìm kiếm những mẫu vải mới thích hợp. Thậm chí phải nhanh trí “biến tấu” bằng cách may bề trái của loại vải phi bóng để cho ra bộ quần áo vải lụa như nhà thiết kế Ngọc Tuấn – người lo phần phục trang cho vở kịch Ngàn năm tình sử.


Kinh phí đầu tư trang phục cổ trang cho một vở diễn lên đến hàng trăm triệu đồng: 600 triệu đồng cho trang phục vở cải lương Chiếc áo thiên nga, 300 triệu đồng cho Oan khuất một thời, Ngàn năm tình sử cũng không dưới con số 200 triệu đồng...,  mức chi phí mà không phải sân khấu nào cũng có thể đầu tư được. Nhưng làm sao để trang phục phù hợp với lịch sử mới là điều khó khăn nhất.

Để chọn trang phục cho nhân vật Nguyễn Huệ trong phim Tây Sơn hào kiệt, đích thân đạo diễn Lý Huỳnh đã đến bảo tàng Quang Trung ở tỉnh Bình Định chụp ảnh, nghiên cứu rồi về đặt may.

Còn đạo diễn Lê Cung Bắc thì mày mò rà tìm tư liệu trang phục Việt Nam qua các thời kỳ để quyết định kiểu trang phục cho các nhân vật trong Duyên trần thoát tục và Vó ngựa trời Nam.

Nhà thiết kế Trịnh Thái Bảo cũng vất vả kỳ công khi thiết kế phục trang cho các phim Lục Vân Tiên và Ngọn nến hoàng cung...


Nhưng câu chuyện có bối cảnh lịch sử càng lùi xa về trước thì việc thiết kế phục trang gần như được sáng tạo bằng trí tưởng tượng của nhà thiết kế.   


Đúng-sai, không ai thẩm định    


So với sân khấu thì điện ảnh dường như chưa đầu tư đúng mức cho trang phục cổ. Mức kinh phí cho trang phục quá lớn nên việc tận dụng trang phục cũ cũng rất thường diễn ra.  Một diễn viên từng tham gia phim cổ trang bày tỏ: “Nhiều khi để tiết kiệm chi phí, đạo diễn thuê trang phục từ các cơ sở cho thuê phục trang cải lương, quần áo vừa cũ nhàu vừa không thích hợp với nhân vật trong phim”.


Khi điện ảnh, sân khấu đều hướng đến đề tài lịch sử thì việc đầu tư trang phục cổ trang cũng là một vấn đề đáng lưu tâm của các nhà sản xuất và sáng tạo tác phẩm. Khán giả một thời quen với hình ảnh các nhân vật lịch sử trên sân khấu trong những bộ trang phục khuôn mẫu. Vua mặc áo vàng, công chúa mặc áo đính kim sa, quan quân mặc áo, mang giày cùng một kiểu... 

Sự cách tân trang phục cổ trên sân khấu, điện ảnh hiện nay đã mang đến khán giả những góc nhìn mới lạ hơn. Tuy nhiên, nếu quá đà có thể dẫn đến sự sai lệch về lịch sử. Công chúa, hoàng hậu ngày xưa không thể mặc áo dây, hở lưng, hở vai. Nhưng trong một số vở diễn, khán giả đã bắt gặp những hình ảnh đó. Như vở Oan khuất một thời từng bị lên án khi trang phục của hoàng hậu khá hở hang, hay Lý Chiêu Hoàng trong vở Mỹ nhân và anh hùng cũng được thiết kế gần với kiểu áo dạ hội thời hiện đại...


Khi những hình ảnh về nhân vật Trần Thị Dung (do diễn viên Lã Thanh Huyền thủ vai) trong phim Trần Thủ Độ được giới thiệu, có ý kiến cho rằng trang phục của nhân vật không khác gì trang phục của các nhân vật trong phim cổ trang Trung Quốc đã phủ sóng truyền hình ở VN. Cổ áo cao ở phần thân sau, được khoét khá rộng ở phần thân trước thì đó khó có thể là hình ảnh của một nhân vật lịch sử Việt Nam.


Đạo diễn Lê Cung Bắc nhìn nhận: “Trang phục cổ trang của chúng ta vốn đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của Trung Quốc, mà cơ sở để kiểm chứng sự chính xác của trang phục cổ vốn dĩ cũng chỉ dựa vào tài liệu mà tài liệu nói về trang phục thì không có nhiều. Nếu như người làm nghề có trách nhiệm chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và bám sát tài liệu lịch sử để hình dung ra phần nào, tôi nghĩ rằng, trang phục thể hiện sẽ không quá sai lệch”.


Người sáng tạo trang phục cổ trang hiện nay vì thế không quan trọng việc tranh luận đúng- sai mà chủ yếu quan tâm đến việc công chúng có chấp nhận hay không.      

Nghĩ sao làm vậy


Thiết kế trang phục cổ trang ở nước ta còn thiếu sự đào tạo chuyên nghiệp. Nhiều nhà may trang phục cổ thường xuất thân từ môi trường sân khấu cải lương. Một số cơ sở may phục trang như Kim Phượng, Bảo Ly, Công Minh... thường cung cấp trang phục chủ yếu cho cải lương. Chuyên nghiệp nhất có thể kể đến “thương hiệu” Sỹ Hoàng.

Nổi tiếng với trang phục áo dài, nhưng thời gian gần đây Sỹ Hoàng được nhiều người biết đến với vai trò thiết kế trang phục cho sân khấu qua các vở diễn: Kim Vân Kiều, Chiếc áo thiên nga, Nỏ thần, Oan khuất một thời...    

 
Không phủ nhận sự nỗ lực làm mới của các nhà thiết kế nhưng lịch sử vẫn luôn cần đúng. Một nhà thiết kế bày tỏ: “Xem bộ phim tài liệu Đi tìm trang phục Việt của Hãng phim TFS thấy một chút ngậm ngùi cho những trang phục cổ trang được thiết kế trong thời đại này. Thật vậy, khi ống kính của bộ phim này chuyển từ những hình ảnh trang phục cổ xưa qua tượng, tư liệu lịch sử sang những hình ảnh trang phục được hậu thế phục dựng mới thấy rõ sự khác biệt quá xa”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo