- Phóng viên: Người đẹp Tây Đô, Dòng đời và nay là Vó ngựa trời Nam, trong khi các đạo diễn đều ngán ngại làm phim lịch sử, sao ông lại có hứng thú với dòng phim này?
- Đạo diễn Lê Cung Bắc: Nói thật làm một phim truyền hình dài tập về đề tài đương đại, đạo diễn chỉ mất 4-5 tháng đã có thể bỏ túi vài trăm triệu đồng, trong khi đó làm phim lịch sử như Vó ngựa trời Nam tôi mất đến 3 năm mà cũng chỉ nhận được chừng ấy tiền. Nhưng tôi vẫn làm bởi quan niệm phim lịch sử thể hiện lịch sử văn hóa của một dân tộc mà điều đó rất quan trọng.
Hơn nữa, đó cũng là công việc phải làm của một người làm văn hóa, giống như họa sĩ làm văn hóa bằng tranh, nhà văn có truyện còn đạo diễn không có gì khác ngoài phim. Do đó, dù vất vả, tôi cũng phải cố hết sức. Thú thật, lúc đầu đọc kịch bản Vó ngựa trời Nam, tôi cũng đã có ý định từ chối vì biết trước bắt tay làm sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi tuổi tôi cũng không còn trẻ nữa.
- Làm phim lịch sử khổ nhất là vấn đề bối cảnh, ông đã làm gì để có những bối cảnh hiệu quả?
- Để có được một làng Tân Uyên hoành tráng như trên phim, chúng tôi đã dựng cả một ngôi làng ở phim trường Củ Chi với chục căn nhà vừa ngói vừa tranh, có giếng nước, chuồng bò, đường làng... Công việc này mất 2 tháng. Những cảnh quay ở rừng Sác, Cần Giờ còn cực hơn vì phải dựng những ngôi nhà sàn trên đầm lầy cho đúng với bối cảnh thời đó. Tuy vậy, tất cả vẫn chưa nhiêu khê bằng việc có được bối cảnh nhà máy xay lúa.
Nhà máy xay lúa giờ có nhiều nhưng kiếm được nơi sử dụng máy xay có cách đây 80-90 năm là chuyện bất khả thi. Mất một tuần lễ, tôi mới phát hiện được một nhà máy nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Trà Vinh - nơi có chiếc máy xay lúa đúng như yêu cầu của bối cảnh.
Tuy nhiên, nhà máy này lại nằm trơ trọi ở nơi vắng vẻ, chẳng thể nào dựng được cả ngôi làng xung quanh hay con đường dẫn vào nhà máy như trong kịch bản nên chúng tôi đành “ăn gian” bằng cách quay ở hai nơi. Khi lên phim, khán giả thấy chỉ có một bối cảnh nhà máy xay lúa nhưng trên thực tế mặt tiền nhà máy quay tại một ngôi nhà cổ ở Bình Dương, còn bên trong là cảnh hoạt động của nhà máy ở Trà Vinh.
Huỳnh Đông vai Huỳnh Văn Nghệ trong phim Vó ngựa trời
- Kinh phí luôn là bài toán đau đầu khi làm phim lịch sử, bằng cách nào để ông có thể giải được bài toán này?
- So với dự toán ban đầu, kinh phí cho phim đã bị cắt đến 1/5. Trung bình mỗi tập phim Vó ngựa trời Nam tiêu tốn 400 triệu đồng, so với những phim truyền hình thông thường thì là nhiều nhưng với phim lịch sử cần nhiều cảnh cháy nổ, chiến tranh thì chẳng thấm vào đâu nên đoàn phim phải tiết kiệm bằng cách tiết giảm.
Ví dụ cảnh quay cần 200 diễn viên quần chúng thì chỉ mời 100 người, cần vài chục lính Tây thì chỉ dùng 5-7 người nước ngoài hay lẽ ra phải có nhiều xe hơi thì chỉ mướn vài chiếc rồi xử lý bằng cách đặt góc máy để người xem vẫn thấy độ hoành tráng. Tôi cũng tiếc là giá mà có nhiều tiền hơn để đưa đoàn phim sang Thái Lan, Campuchia quay những cảnh Huỳnh Văn Nghệ có thời gian sang đây sống, làm việc chứ không cần phải dựng cảnh giả như trên phim. Tuy nhiên, nhiều thứ có tiền chưa chắc thực hiện được.
Chẳng hạn, tôi cần một đoàn xe nhà binh Pháp trong cảnh hành quân để tạo nên không khí rầm rập của thời chạy loạn nhưng đành chịu vì chẳng thể tìm được những chiếc xe thời đó. Vậy là đành “chữa cháy” bằng cách chỉ quay cảnh lính Tây chạy băng ngang qua cánh đồng.
- Làm phim chân dung ít nhiều người đạo diễn phải có cảm xúc đối với nhân vật thì phim mới có hồn được, với ông thì sao?
- Tôi là người rất mê thơ và thuộc khá nhiều thơ. Cách đây chục năm, tôi đã thích 4 câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ: “Ai về Bắc ta đi với. Thăm lại non sông giống lạc Hồng. Từ độ mang gươm đi mở cõi. Trời
Bất chợt đọc kịch bản gặp lại những câu thơ mà mình yêu thích này, tôi mới biết đoạn thơ đó trích trong bài Nhớ Bắc của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ .Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu về Huỳnh Văn Nghệ thông qua người nhà của ông. Tôi vô cùng ngưỡng mộ nhân cách của vị thi tướng này. Ông là một nhà trí thức yêu nước, một nhà thơ đa tình lãng mạn và một nhà quân sự tài ba.
- Phim về chân dung nhân vật, nhất là nhân vật lịch sử rất dễ bị khô khan, ông làm thế nào để Vó ngựa trời
- Tôi quan niệm làm phim truyện đề tài lịch sử nên nhìn lịch sử qua lăng kính nghệ thuật chứ không phải đi minh họa lịch sử. Nhà làm phim không phải là sử gia. Do đó, bên cạnh những chi tiết, nhân vật có thật, người làm phim cần bồi đắp thêm nhiều tình tiết mang tính hư cấu để làm nhẹ nhàng bộ phim. Phim của tôi có thêm những nhân vật mang lại tiếng cười như vợ chồng ông Năm xe ngựa hoặc nhân vật không có thật- Nhàn- để làm nổi bật phần “đời” trong con người Huỳnh Văn Nghệ. Tôi tin khi xem phim, khán giả sẽ nhớ mãi hình ảnh một Huỳnh Văn Nghệ vừa đáng kính vừa đáng yêu, gần gũi.
- Mỗi phim ông thường giới thiệu cho người xem những diễn viên mới mà sau đó họ vụt sáng thành sao, chẳng hạn trong Người đẹp Tây Đô là Hồng Ánh, trong Dòng đời là Kinh Quốc, vậy với Vó ngựa trời
- Là Thạch Kim Long. Cậu ấy có lối diễn tự nhiên đậm chất điện ảnh nhưng cái tôi đánh giá cao ở Thạch Kim Long và tin rằng cậu ấy sẽ còn tiến xa, đó là tinh thần làm việc hết mình. Thạch Kim Long sống vì nghệ thuật hoàn toàn, đó là điều hiếm có ở diễn viên hiện nay. Trong phim có một phân đoạn ngắn Long phải quay ở Bình Dương. Cậu ấy phóng xe gắn máy xuống Bình Dương và đợi từ sáng đến tối mà vẫn không thể quay được vì trời mưa suốt. Liên tục 3 ngày liền như vậy nhưng Thạch Kim Long không hề than thở lời nào, trong khi đó có nhiều diễn viên trẻ đã đến trễ lại còn luôn hối thúc, đòi quay ngay để chạy sô khác.
- Sút hết 6 kg vì Vó ngựa trời
- Tôi đang ấp ủ làm phim về hai nhân vật Nguyễn Trãi và Lý Thường Kiệt. Vấn đề bây giờ là đang chờ một kịch bản hay và phải có tiền nữa.
Tôn kính thi tướng rừng xanh
|
Bình luận (0)