xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loay hoay tìm lời giải

Hòa Bình

TP HCM là thị trường chính của ngành xuất bản, in, phát hành.

Đặc biệt những năm gần đây, Hội sách TP HCM đã khiến cho không khí của ngành xuất bản được khởi sắc trong khi tình hình chung của kinh tế vẫn chưa thay đổi. Thế nhưng, xuất bản phía Nam đã thực sự khởi sắc hay chưa? Văn hóa đọc đã được phát triển đúng mức hay chưa? Câu trả lời của những người làm nghề trong hội nghị sơ kết công tác xuất bản, in và phát hành sách TP HCM 6 tháng đầu năm 2014 vừa diễn ra là “chưa”.

Sách cho thiếu nhi đang thiếu trầm trọng Ảnh: FAHASA
Sách cho thiếu nhi đang thiếu trầm trọng Ảnh: FAHASA

Kinh tế suy giảm, ngoài chuyện ăn mặc, học hành là bắt buộc phải chi tiêu, chắc chắn các khoản chi tiêu khác đều bị cắt giảm. Ngành xuất bản vẫn chỉ dám dừng lại ở mức tự nhận thấy các đơn vị trong ngành chưa phải giải thể hoặc “đắp chiếu” đã là tốt lắm rồi. Như thế chưa thể gọi là khởi sắc. Và chỉ cần nhìn vào số lượng người dân kéo tới các hội sách là biết ngay sự quan tâm đến sách vẫn còn rất cao, hoàn toàn có thể làm cho ngành xuất bản phía Nam phát triển, thành công hơn nữa.

Tìm đủ mọi cách để bán sách đã khó, vậy mà nhiều đơn vị vẫn còn bức xúc về những bất cập trong ngành. Hai đơn vị phát hành lớn nhất là Fahasa và Phương Nam đều không chấp nhận tình trạng bị phạt khi cơ quan quản lý phát hiện họ bày bán trên quầy những cuốn sách xuất bản hợp pháp nhưng vi phạm về nội dung. Lý lẽ của các đơn vị phát hành là họ bán hàng “chính hãng”, có bán hàng lậu đâu? Việc nội dung sách vi phạm thì cơ quan quản lý phải phạt nặng đơn vị cấp phép xuất bản cuốn sách. Công ty phát hành không có bộ phận phụ trách nội dung nên không thể thẩm định cuốn nào vi phạm, cuốn nào không.

“Giáo dục cho con em mình đọc sách tất nhiên là phải từ mỗi gia đình. Thế nhưng, ai là người thích đọc sách và nên hướng dẫn mọi người đọc sách gì thì người trong ngành lại phải nghiên cứu kỹ và đưa ra những chiến lược” - ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ, khẳng định - “Nếu lãnh đạo thành phố có khát vọng thế hệ tương lai của mình đọc sách, chắc chắn sẽ có nhiều cách ủng hộ, nhiều biện pháp để phát triển văn hóa đọc. Sách kiến thức cho người lớn đã vậy, sách cho thiếu nhi lại càng thiếu. Chúng ta đành chấp nhận sách dịch nhưng không phải cuốn nào cũng phù hợp với văn hóa hoặc bổ sung được kiến thức cho con em chúng ta. Vậy nguồn cho những cuốn sách thiếu nhi ở đâu mà có? Các nhà văn viết cho thiếu nhi ít lắm, hiếm lắm, văn tài lại càng ít. Thành phố nên có chính sách đặc biệt hỗ trợ các nhà văn này…”.

Thành phố là nơi thực sự có thị trường cho ngành xuất bản thì cần tập trung làm trước đi, rồi sau đó mới đến các vùng nông thôn, các dự án mang tính xã hội để kích cầu văn hóa đọc. “Người dân được gì trong những phúc lợi về sách là điều các lãnh đạo rất nên suy nghĩ. Hiện tại đã có thể thấy được bức tranh khá toàn cảnh của ngành xuất bản nhưng chưa ai thấy bức tranh về nhu cầu đọc của người dân. Người đọc hiện nay cần gì, thích gì nên hướng cho họ đọc những gì là điều các đơn vị làm công tác phát hành nên nghiên cứu kỹ, từ đó định hướng đề tài cho các đơn vị xuất bản và cùng nhau có kế hoạch chung sát hơn nữa với cái người dân cần thì mới có thể phát triển văn hóa đọc” - ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo