xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Minh Chuyên - Nhà văn của thời hậu chiến

Trần Hoàng Nhân

Bước sang năm 2007, nhà văn Minh Chuyên nhẩm tính đã chuyển từ vai trò một nhà văn – nhà báo ở Thái Bình lên thủ đô Hà Nội làm phim tài liệu được 10 năm

Trên danh thiếp của mình, nhà văn Minh Chuyên ghi chức danh “Đạo diễn – Biên kịch phim tài liệu VTV1”. Suốt 10 năm làm phim tài liệu, ông nhận được hàng chục giải thưởng. Ngay tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc vừa tổ chức ngày 8-1-2007 tại TPHCM, phim tài liệu của Minh Chuyên cũng được hai giải. Trong đó, phim về “nhà tư sản đỏ” (chữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường) Lê Minh Ngọc đã đoạt giải vàng. Phim có cái tên thật ấn tượng Tôi và anh ai cộng sản hơn. Bộ phim tài liệu này nói đến vấn đề đảng viên có nên được làm kinh tế hay không. Xem phim tài liệu của Minh Chuyên, cảm nhận đầu tiên là sự trung thực. Phim được tạo dựng qua sự trung thực của một ngòi bút vốn thành danh qua các bút ký viết về các nạn nhân chất độc da cam ở Thái Bình, về di họa chiến tranh...

Năm 2006 đi qua, thành công lớn nhất với nhà biên kịch – đạo diễn Minh Chuyên là một giải thưởng vàng tại Liên hoan Phim quốc tế Bình Nhưỡng với bộ phim Cha con người lính. Mở đầu năm 2007, Minh Chuyên nhận thêm hai giải thưởng về phim nữa nhưng ông luôn tự hào mình là “người cầm bút”, với đề tài hậu chiến. Năm 1976, Minh Chuyên công bố bút ký Đứa con màu da thú làm xúc động lương tri nhiều người và cũng nhận được nhiều phản hồi bất lợi cho ông. Đứa con màu da thú có thể nói là bút ký đầu tiên viết về nạn nhân chất độc da cam, chính vì thế lần đầu đọc bút ký này nhiều người bảo “ông Minh Chuyên bịa chuyện siêu tưởng”. “Cho dù nhiều người hồ nghi, tôi vẫn cặm cụi viết liên tục 15 bài bút ký gióng lên tiếng chuông cảnh báo xã hội. Gần 20 năm sau, xã hội mới quan tâm đến vấn đề này. Và gần 30 năm sau, phong trào ủng hộ, đòi công bằng cho nạn nhân chất độc da cam mới thâm nhập vào từng người Việt Nam. Có thể vì sĩ diện, những người rải chất độc da cam xuống Việt Nam không dám thừa nhận sai lầm. Giờ thì người Mỹ đã có những động thái hỗ trợ cho các nạn nhân da cam rồi đấy” – Minh Chuyên không giấu được sự xúc động khi bày tỏ.

Minh Chuyên trở thành nhà văn bằng những trang bút ký thấm đẫm sự thật. Và nói đến Minh Chuyên là nói đến những trang bút ký về hậu chiến... Vì sao ông không chọn con đường trở thành nhà văn ít gai góc hơn? Minh Chuyên trả lời: “Ban đầu tôi làm thơ, nhưng không thành công. Viết truyện ngắn, cũng không thành công lắm. Khi chuyển sang bút ký, tôi thấy đúng sở trường rồi. Tôi có mười năm cầm súng, nên tôi đồng cảm được với nỗi đau của những số phận trong những bài bút ký”. Để bảo vệ sự thật và các giá trị nhân văn do mình phát hiện, nhà văn Minh Chuyên đã trải qua rất nhiều sóng gió. Khi còn ở Thái Bình, có lần ông đã định rạch bụng mình trước cuộc họp cơ quan để chứng minh sự thật. Lúc đó bài bút ký Thủ tục làm người còn sống của ông in trên báo Văn Nghệ vào tháng 3-1988, viết về anh lính Trần Quyết Định vì bị thương, bị lạc đơn vị mà bỗng dưng có giấy báo tử gửi về địa phương. Anh Định trở về nhà nhưng không ai chứng nhận cho anh phục viên. Hành trình đi tìm một cái giấy chứng nhận là người còn sống của anh lính Trần Quyết Định có lúc phải ngửa tay ăn xin dọc đường. Và nhà văn Minh Chuyên đã đồng hành cùng đồng đội Trần Quyết Định trên con đường quanh co của “thủ tục làm người”, vượt qua nhiều rào cản phi lý. Cái đích của bài bút ký này đã có hồi kết, vào tháng 1-2007, anh lính Trần Quyết Định đã chính thức nhận được trợ cấp thương binh tháng đầu tiên, tức là hơn 18 năm sau khi bút ký trên đăng báo.

Nhà văn Minh Chuyên thừa nhận: “Nhờ viết bút ký nên phim tài liệu của tôi có cả ngôn ngữ văn học lẫn tư duy hình tượng. Do vậy, tôi thuận lợi hơn nhiều đồng nghiệp làm phim chưa được trang bị văn học”. Nhưng trước hết, Minh Chuyên vẫn là một nhà văn đúng nghĩa với những dấu ấn trên trang giấy. Ông tự chọn ra ba bút ký tâm đắc: “Xét về giá trị văn chương, tôi chọn Vào chùa gặp lại. Xét về giá trị xã hội, tôi chọn Người không cô đơn. Xét về tinh thần trách nhiệm một người cầm bút, tôi chọn Thủ tục làm người còn sống”. Một nhà văn có những tác phẩm như ông cũng đủ để tự hào rồi. Nhưng tự hào hơn khi nhà văn Minh Chuyên đã hoàn thành xong phần cơ bản của “thủ tục làm người cầm bút”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo